Đất nước con người

Con đường tơ lụa: Nối liền Trung Hoa rộng lớn với vùng Tây Á kỳ bí

Những bí ẩn quanh Con Đường Tơ Lụa

Văn minh châu Á gắn liền với Con Đường Tơ Lụa nối liền từ Trung Hoa đến Tây Á. Cho đến nay, vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn chưa được tìm ra xung quanh con đường xa xưa này.

Con Đường Tơ Lụa luôn là đề tài thôi thúc sự tò mò, tìm hiểu của những ai mê khám phá, đặc biệt là lĩnh vực khảo cổ, lịch sử, văn minh nhân loại. Đến nay, con đường này được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, thế nhưng, xung quanh nó vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn chưa được khám phá hết.

Con Đường Tơ Lụa – Di sản văn hóa nhân loại

Con Đường Tơ Lụa nối dài châu Á đến châu Âu.

Con Đường Tơ Lụa là một mạng lưới các tuyến đường thương mại kết nối Đông và Tây, là trung tâm của sự tương tác kinh tế, văn hóa, chính trị và tôn giáo giữa các khu vực này từ Thế kỷ 2 TCN đến thế kỷ thứ 18. 

Con Đường Tơ Lụa chủ yếu đề cập đến các tuyến đường bộ nối liền Đông Á và Đông Nam Á với Nam Á, Ba Tư, Bán đảo Ả Rập, Đông Phi và Nam Âu.

Con đường này có nguồn gốc từ việc buôn bán tơ lụa dọc theo chiều dài bắt đầu từ các triều đại Hán ở Trung Quốc (207 TCN – 220 CE). Triều đại nhà Hán đã mở rộng khu vực Trung Á của các tuyến thương mại vào khoảng năm 114 TCN. 

Ads in post

Việc buôn bán tơ lụa đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền văn minh của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, các tiểu lục địa Ấn Độ, Iran, châu Âu, vùng Sừng châu Phi và Ả Rập, mở đường dài mối quan hệ chính trị và kinh tế giữa các nền văn minh. 

Mặc dù lụa là mặt hàng thương mại chính là tơ lụa được xuất khẩu từ Trung Quốc nhưng thông qua Con Đường Tơ Lụa nhiều hàng hóa và lĩnh vực khác đã được trao đổi bao gồm:

  • Các tôn giáo (đặc biệt là Phật giáo)
  • Triết học đồng bộ
  • Khoa học và công nghệ như giấy và thuốc súng

Vì vậy, ngoài thương mại kinh tế, Con Đường Tơ Lụa là một thị trường buôn bán văn hóa giữa các nền văn minh dọc theo mạng lưới của nó. 

Vào tháng 6 năm 2014, UNESCO đã chỉ định hành lang Chang’an-Tianshan của Con Đường Tơ Lụa là Di sản Thế giới. Phần Ấn Độ nằm trong danh sách trang web dự kiến.

Nguồn gốc của Con Đường Tơ Lụa

Con Đường Tơ Lụa bắt nguồn từ việc xuất khẩu tơ lụa từ triều đại Hán, Trung Quốc.

Con Đường Tơ Lụa có tên từ nguồn gốc đây vốn là con đường dùng để bán tơ lụa bắt nguồn từ Trung Quốc. Đoạn đường phía nam của Con Đường Tơ Lụa, từ Khotan (Tân Cương) đến miền Đông Trung Quốc, lần đầu tiên được sử dụng cho việc buôn bán ngọc bích chứ không phải lụa. Trải dài từ lãnh thổ Trung Quốc đến Tây Á, thậm chí là châu Âu, Con Đường Tơ Lụa có lịch sử hàng ngàn năm, từ Thế kỷ 2 TCN đến Thế kỷ 18. 

Theo sử sách, vào năm 202 TCN, vị quan dưới thời Hán Vũ Đế tên Trương Khiên được lệnh đi sang vùng đất phía tây để mở rộng văn hóa, tuy nhiên, chuyên đi không mang lại nhiều lợi ích. Nhưng, Trương Khiên đã đặt nền móng nhen nhóm cho sự thành công của Con Đường Tơ Lụa sau này.

Từ đây, Trung Hoa bắt đầu xuất khẩu tơ lụa sang khu vực phía Tây, sau đó, lan rộng ra châu Âu. Dần dần, hình thành nên một con đường huyết mạch thương mại thông suốt từ Trung Hoa sang đến Tây Á, châu Âu. 

Về mặt địa lý, Con Đường Tơ Lụa bắt đầu từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh (Trung Quốc) qua Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, xung quanh vùng Địa Trung Hải và đến tận châu Âu. Con đường cũng đi đến cả Triều Tiên và Nhật Bản. Tổng chiều dài của Con Đường Tơ Lụa khoảng 4.000 dặm, hay 6.437 km.

Con Đường Tơ Lụa – Không chỉ buôn bán tơ lụa 

Con Đường Tơ Lụa được công nhận là Di sản văn hóa Thế giới.

Con Đường Tơ Lụa không chỉ là nơi đưa tơ lụa Trung Hoa đến với thế giới, trên con đường này, con người trao đổi văn hóa, tinh hoa và nhiều lĩnh vực khác. 

Có thể nói, thời kỳ đầu khi tơ lụa Trung Quốc được xuất khẩu thành công sang Tây Á, Châu Âu, mặt hàng này được yêu thích đến nỗi, những người có địa vị và tiền bạc sẵn sàng đổi vàng để lấy tơ lụa. Thời đại này, những chú ngựa tinh anh của Ba Tư cũng được đổi ngang hàng với tơ lụa Trung Quốc.

Con Đường Tơ Lụa buôn bán tơ lụa đã khiến nền kinh tế Trung Quốc thời đại bấy giờ, đặc biệt là triều nhà Hán hưng thịnh vô cùng. 

Tận dụng việc giao thương cực kỳ phát triển, thương nhân người Trung Quốc mở rộng mặt hàng sang buôn bán động vật, thậm chí là buôn bán nô lệ. 

Con Đường Tơ Lụa – Cái nôi phát triển của nền văn hóa nhân loại

Con Đường Tơ Lụa gắn kết giao lưu văn hóa.

Con Đường Tơ Lụa mang đến cho nền văn hóa nhân loại nhiều động lực để phát triển về kinh tế, giao lưu văn hóa, chính trị. 

Con đường có nguồn gốc từ việc buôn bán này đã để lại cho nhân loại nhiều tinh hoa trong cách kinh doanh, mở rộng thị trường. Không những thế, suốt vài ngàn năm kéo dài từ Thế kỷ 2 TCN đến Thế kỷ 18, Con Đường Tơ Lụa để lại cho nhân loại nhiều cổ vật, khu di tích thôi thúc sự phát triển của ngành khảo cổ hiện đại.

Đặc biệt, giao lưu, tuyên truyền tôn giáo chính là điểm nổi bật mà Con Đường Tơ Lụa mang đến. Đây là nơi truyền bá các tín ngưỡng từ châu Âu sang châu Á. Thậm chí, xuyên suốt Con Đường Tơ Lụa, mọi tôn giáo, tín ngưỡng đều được tôn trọng như nhau. Điều này góp phần tạo nên nền tảng văn minh xã hội về tôn giáo hiện đại. 

Xuyên suốt 1.600 năm hoạt động và đạt được nhiều thành tựu, tuy nhiên, chịu nhiều sức ép bởi triều đại nhà Minh, Con Đường Tơ Lụa suy tàn trong nhiều tiếc nuối của thương nhân. 

Những sự kiện liên quan đến Con Đường Tơ Lụa

Vào ngày 22 tháng 6 năm 2014, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã đặt tên Con Đường Tơ Lụa là Di sản Thế giới tại Hội nghị Di sản Thế giới 2014. 

Các Liên Hiệp Quốc Tổ chức Du lịch Thế giới đã làm việc từ năm 1993 để phát triển du lịch quốc tế bền vững dọc theo tuyến đường với mục đích được bồi dưỡng hòa bình và sự hiểu biết về văn hóa.

Để kỷ niệm Con Đường Tơ Lụa trở thành Di sản Thế giới của UNESCO, Bảo tàng Tơ lụa Quốc gia Trung Quốc đã công bố “Tuần lễ Con Đường Tơ Lụa” diễn ra vào ngày 19 – 25 tháng 6 năm 2020. 

Những điều kỳ bí về Con Đường Tơ Lụa

Hình thành và hoạt động suốt 1.600, Con Đường Tơ Lụa là đề tài thu hút nhiều nhà khảo cổ hiện đại. Theo đó, có rất nhiều bí ẩn xoay quanh con đường giao thương liên châu lục này được khám phá.

Nhánh đường nhỏ từ Con Đường Tơ Lụa 

Ngôi mộ được tìm thấy cạnh Con Đường Tơ Lụa.

Năm 2005, một thầy tu trên đường hành khất đã tìm ra ngôi mộ 1.800 tuổi trên Con Đường Tơ Lụa. Ngôi mộ này nằm trên một ngọn đồi cao 4,3km, bên cạnh là những tấm lụa sang trọng dệt theo kiểu wang hou (dành cho vua và hoàng tử), mặt nạ bằng vàng ròng, những bình vại sành sứ và bằng đồng. 

Từ đây, các nhà khảo cổ đã tìm ra được, đây là một con đường nhỏ bị quên lãng thuộc Con Đường Tơ Lụa cổ xưa.

Hài cốt phủ cần sa dưới cổ mộ 2.500 năm

Năm 2016, các nhà khảo cổ đã khai quật và tìm thấy được một ngôi mộ, bên trong là bộ hài cốt phủ cần sa trong tấm vải liệm. Điều này minh chứng từ những năm Trước Công Nguyên, Trung Quốc đã sử dụng rộng rãi cần sa.

Đội quân gác mộ Tần Thủy Hoàng 

Các nhà khảo cổ đã khai quật, nghiên cứu, Đội quân gác mộ Tần Thủy Hoàng bên cạnh Con Đường Tơ Lụa được xây dựng dưới sự trợ giúp của quân đội Hy Lạp.

Từ những năm Trước Công Nguyên, sự giao thoa văn hóa giữa châu Âu và châu Á đã tồn tại.

Con Đường Tơ Lụa – Bí ẩn từ 1.600 năm trước đã chứng minh được sự phát triển vượt trội của văn minh Trung Hoa và nhân loại.

Xem thêm

Bài viết liên quan

Back to top button
Close