Đất nước con người

Ngày lễ trung thu của người Trung Quốc có gì đặc biệt

Những tập tục xa xưa trong dịp Tết Trung Thu ở Trung Quốc

Trong văn hóa Á Đông, Tết Trung thu là một dịp vô cùng đặc biệt để cả gia đình cùng sum vầy hạnh phúc bên nhau. Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có những đặc điểm khác biệt riêng về Tết Trung thu. Dưới đây là những điều đặc biệt về ngày rằm tháng 8 Âm lịch này của đất nước Trung Quốc.

Tết Trung thu là dịp để gia đình ngồi quây quần bên tách trà, thưởng thức bánh trung thu, chiêm ngưỡng trắng tròn trong không khí ấm áp. Đối với trẻ con, đây là dịp để chúng cùng bạn bè đồng trang lứa rước đèn dưới ánh trăng tròn.

Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển khiến các tập tục xưa trong ngày Tết trung thu mất dần đi. Nhưng tại Trung Quốc, người dân vẫn giữ được những đặc điểm truyền thống của ngày rằm tháng 8 này.

Sự hình thành Tết Trung thu tại Trung Quốc

220-0417

Tết Trung thu bắt nguồn từ Trung Quốc, ban đầu có tên gọi là Trọng Thu, sau đó đổi là Trung Thu, Thu Tịch, Tiết Tháng Tám, Tết Chơi Trăng…

Đêm Trung Trung nhằm ngày 15 tháng 8 Âm lịch. Theo phong tục từ thời xa xưa, vào mỗi đêm rằm tháng 8 Âm lịch, các thành viên trong gia đình sum vầy, trò chuyện cùng nhau.

Ads in post

Chính vì vậy, đêm Trung thu còn được xem như một cái Tết đoàn viên của người Trung Quốc.

Ngồi cùng những người thân thương, thưởng thức những món ăn yêu thích, uống trà, ăn bánh Trung thu và tận hưởng sự ấm áp của ánh trắng, chắc chắn, ai cũng sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc, vui vẻ.

Người Trung Quốc còn có những tập tục như rước đèn lồng, múa rồng vào đêm Trung Thu. Họ quan niệm những điều này sẽ mang lại sự sung túc, may mắn cho gia đình, người thân và chính bản thân mình.

Theo sử sách của Trung Quốc, từ thời Xuân Thu, các vị vua chúa đã biết tổ chức các nghi lễ cúng trăng, thờ trăng nhằm mang đến mùa màn bội thu, sự sung túc cho thần dân của mình.

Kể từ đây, Tết Trung Thu trở thành một nghi lễ truyền thống của người dân Trung Quốc, dần dần, ngày này lan rộng ra các quốc gia châu Á khác như Hàn Quốc, Việt Nam, Thái Lan…

Theo lời kể trong dân gian, Tết Trung Thu bắt nguồn từ hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân. Vào mùa thu tầm tháng 7, 8, 9 là thời điểm người dân bắt đầu thu hoạch nông sản đã trồng trong suốt thời gian dài. Tết Trung thu cũng giống như một ngày để người nông dân ăn mừng vì một mùa bội thu.

Các truyền thuyết về tết Trung thu

Ngoài ý nghĩa về việc báo mùa vụ tới, Tết Trung Thu ở Trung Quốc còn bắt nguồn bởi rất nhiều câu chuyện nhân văn, truyền thuyết xa xưa.

Thuyết “Đường Minh Hoàng du nguyệt cung”

Theo sử sách, vào đúng đêm trăng rằm tháng 8 Âm lịch, Vua Đường Minh Hoàng và Dương Quý Phi đã đến ngắm trăng tại bờ hồ Thái Dịch. Từ đó, người dân cũng học theo, dần dần, hình thành nên tục Trung Thu ngắm trăng, thưởng trà.

Thuyết “Thường Nga bôn nguyệt”

Sự tích Hằng Nga.

Thường Nga, Dao Trì tiên tử là tên gọi khác của Hằng Nga, người trông nom Cung Trăng. Cô là con gái thứ 7 của Tây Vương Mẫu. Trong quá trình tu tiên, Hằng Nga đem lòng yêu Hậu Nghệ và truyền lại phép thuật cho chàng. Khi thiên đình phát hiện,  Hằng Nga bị giáng xuống trần làm người phàm.

Để ngăn quân thiên đình đuổi theo, cũng như giữ Hằng Nga lại cung Quảng Hàn, Hậu Nghệ đã lấy cung bắn hạ chín lá cờ của thiên đình. Dao Trì vì không thể trở về thiên đình gặp lại mẹ và các chị, vì thế mỗi lúc trăng tròn thường nhớ đến thân nhân và bạn bè tại thiên đình.

Truyền thuyết Tết Trung Thu

Để giúp Hằng Nga quay trở về cùng người thân trên thiên đình, Hậu Nghệ hứa sẽ lấy thuốc trường sinh bất tử về cho nàng. Khi Hậu Nghệ nhận được bất tử linh dược từ Tây Vương Mẫu, Hằng Nga biết được bèn trộm và uống hết liều thuốc đó, trở thành tiên nữ, bay đến cung trăng.

Từ khi biết tin Hằng Nga quay trở về cung trăng làm tiên nữ, dân chúng đã lập đền thờ và lấy ngày rằm tháng 8 Âm lịch làm nghi lễ thờ trăng, đến nay gọi là Tết Trung Thu.

Phong tục trong ngày Tết ở Trung Quốc

Ăn bánh Trung Thu

Bánh trung thu có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Ngày Tết Trung Thu có nguồn gốc từ Trung Quốc nên bánh trung thu cũng xuất thân từ quốc gia này. Tuy hiện nay, đa phần các nước trong khu vực châu Á đều thưởng thức món bánh này trong đêm rằm thắng 8 Âm lịch, nhưng không có nơi đâu, bánh trung thu ngon và giữ được trọn vẹn hương vị, vẻ đẹp như ở Trung Quốc.

Thời xa xưa, người dân Trung Quốc dùng bánh trung thu để Tế, cúng thần linh, mặt trăng trong đêm rằm tháng 8. Dần dần về sau, chiếc bánh này trở thành món ăn đặc trưng trong Tết Trung Thu.

Sau này, vào thời vua Chu Nguyên Chương, bánh Trung Thu được sử dụng để truyền những tờ mật thư với dòng chữ “tiêu diệt quân Mông Cổ”. Có thể thấy, bánh Trung Thu đối với người dân Trung Quốc mang rất nhiều ý nghĩa.

Vào mỗi dịp Tết Trung Thu, các gia đình tại Trung Quốc đều cùng nhau thưởng thức món bánh trung thu, ngồi thưởng trà, ngắm trăng trong không khí ấm áp, vui vẻ, đoàn viên.

Ngắm Trăng

Ngắm trăng rằm trong đêm Trung Thu cùng gia đình là tập tục của người dân Trung Quốc.

Dù bận rộn đến mấy, người Trung Quốc vẫn dành thời gian mỗi tối Trung Thu để quây quần bên gia đình cùng nhau ngắm trăng rằm và thưởng thức bánh nướng, mâm cỗ.

Không chỉ ngắm trăng đơn thuần, các gia đình ở Trung Quốc đều làm mâm cỗ để tế trăng với các món như: bánh Trung thu, dưa hấu, táo, mận, nho v.v… Đặc biệt, dưa hấu phải được tỉa hình hoa sen.

Tế Trăng

Người dân Trung Quốc có tập tục làm lễ Tế Trăng trong đêm Trung Thu.

Theo lời kể từ trong dân gian, vào thời nhà Tề, có cô gái tên Chung Vô Diệm từ nhỏ sinh ra đã có diện mạo xấu xí. Thế nhưng, mỗi ngày cô đều làm lễ khấn lên thần Mặt Trăng, đổi lại lòng thành kính của cô, thần đã cho cô diện mạo xinh đẹp, tài đức vẹn toàn. Nhờ vào tài năng, Chung Vô Diệm được gả vào cung làm phi tần của vua.

Chuyện kể vào đêm trăng rằng tháng 8, nhà vua nhìn thấy cô dưới ánh trăng liền cảm thấy ưng ý và lập cô lên làm Hoàng hậu, kể từ đây, lễ Tế Trăng vào đêm Trung Thu ra đời.

Các gia đình làm lễ Tế Trăng với mục đích con gái của họ sẽ trở nên tài giỏi, xinh đẹp, gặp được đấng lang quân như ý.

Thả đèn

Lễ hội thả đèn lồng Trung Thu.

Vào đêm Trung Thu, người dân Trung Quốc sẽ thả đèn xuống sông với nhiều ý nghĩa rất đặc biệt đối với mỗi người. Người trẻ tuổi thả đèn với ý nguyện thực hiện ước mơ, thiếu nữ thả đèn để cầu mong hạnh phúc, người già thả đèn cầu nguyện cho gia đình an yên…

Mỗi chiếc đèn lồng được thả xuống sông tượng trưng cho một điều ước của người thả.

Giải câu đố

Mỗi dịp tụ tập gia đình vào đêm Trung Thu, người Trung Quốc sẽ tổ chức các cuộc thi giải câu đố lớn hoặc nhỏ với giải thưởng hấp dẫn để tất cả mọi người có thể tham gia.

Đây cũng là dịp để các cặp trai gái có thể làm quen, kết duyên cùng nhau. Tết Trung Thu ở Trung Quốc vô cùng náo nhiệt vì đây là một lễ hội lớn trong năm.

Tết Trung Thu ở Trung Quốc là một lễ hội lớn trong năm.

Du học sinh có thể đón Tết Trung Thu tại Trung Quốc như thế nào?

Đón Tết Trung Thu ở Trung Quốc là một trải nghiệm thú vị đối với các du học sinh quốc tế.

Là một dịp lễ lớn của cả nước, hầu hết những thành phố, ngõ ngách của Trung Quốc đều tổ chức đón Trung Thu, do đó, du học sinh có thể dễ dàng hòa mình vào không khí đầm ấm, vui tươi này.

Các du học sinh có thể cùng nhau thưởng thức bánh trung thu trong ký túc xá cùng bạn bè cùng phòng, cùng lớp. Đây chắc chắn sẽ là một trải nghiệm thú vị.

Ngoài ra, nếu may mắn quen biết một gia đình người Trung gần trường học, bạn có thể xin phép đến nhà họ để cùng các thành viên đón Trung Thu.

Đặc biệt, các ngôi chùa, đình ở Trung Quốc đều sẽ tổ chức Đêm hội trăng rằm để làm lễ Tế trăng, múa hát, thả đèn lồng… các du học sinh có thể tìm đến đây để đón Tết Trung Thu cùng mọi người.

Nếu ở Việt Nam, đây chỉ là dịp để thưởng thức bánh trung thu, cho trẻ con vui chơi thì tại Trung Quốc, Tết Trung Thu có rất nhiều tập tục như Tế Trăng, thưởng trăng, thả đèn, giải câu đố… cực kỳ độc đáo và đặc biệt.

Trên đây chính là những điểm đặc biệt của ngày Tết Trung Thu tại Trung Quốc mà chắc hẳn ai cũng muốn trải nghiệm thử một lần.

Xem thêm

Bài viết liên quan

Back to top button
Close