Ngày Thất tịch tại Trung Quốc có gì khác biệt với các nước khác
Ngày Thất tịch và những tập tục thú vị về tình yêu
Ngày Thất tịch tại Trung Quốc còn được xem là ngày Lễ tình nhân. Trong khi đó, tại Việt Nam, ngày này cùng với dịp của Lễ Vu Lan báo hiếu. Tại các quốc gia châu Á khác, ngày Thất tịch còn có rất nhiều câu chuyện thú vị.
Ngày Thất tịch tức ngày 7 tháng 7 âm lịch gắn liền với câu chuyện truyền thuyết về Ngưu Lang và Chức Nữ. Ngày này bắt nguồn từ Trung Quốc, sau đó lan rộng ra khắp châu Á. Bên cạnh đó, ngày 7 tháng 7 âm lịch mỗi năm còn tại một số quốc gia châu Á còn có nhiều tập tục thú vị khác. Hãy cùng VinEdu tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Nguồn gốc về ngày Thất tịch
Ngày Thất tịch có nguồn gốc từ Trung Quốc. Người Trung Quốc luôn tương truyền câu chuyện truyền thuyết về Ngưu Lang Chúc Nữ. Cứ vào dịp 7 tháng 7 Âm lịch hàng năm, đàn quạ đen sẽ bắt thành cầu Ô Thước để Ngưu Lang và Chúc Nữ gặp nhau.
Truyền thuyết kể rằng, trong 7 cô con gái của Ngọc Hoàng, cô công chúa Út Chúc Nữ là người được cưng chiều nhất vì hoạt bát, thông minh và xinh đẹp.
Trong một lần xuống trần, 7 nàng tiên cùng nhau tắm trong một chiếc hồ nằm sâu trong núi. Tình cờ chăn trâu ngang qua đây, anh chàng Ngưu Lang nhà nghèo đã lấy trộm xiêm y của 7 nàng tiên. Chúc Nữ được các chị cử đi lấy lại xiêm y. Vì đã bị nhìn thấy thân thể, Chúc Nữ nhận lời cưới Ngưu Lang. Cả hai kết duyên vợ chồng sống hạnh phúc với nhau và sinh được hai đứa con đủ nếp đủ tẻ.
Một ngày nọ, Chúc Nữ phải trở về Thiên cung để nhận lệnh từ Ngọc Hoàng. Lúc này, Vương Mẫu vô cùng tức giận vì biết tin cô con Út có tình cảm với một người trần gian. Bà lấy chiếc trâm tách đôi giải ngân hà chia cách Chúc Nữ và Ngưu Lang. Cả hai chỉ nhìn thấy nhau mà không thể đến gần bên nhau. Ngưu Lang cứ mãi đứng ở phía bên kia sông Thiên Hà (khoảng cách do Vương Mẫu tạo ra) đợi chờ không rời đi. Vì cảm thương trước tình cảm của chàng, Vương Mẫu đã cho hai người gặp nhau mỗi năm một lần vào ngày Thất tịch, tức 7 tháng 7 Âm lịch.
Hiện nay, tại Trung Quốc, ngày Thất tịch còn là ngày Lễ tình nhân.
Ngày Thất tịch tại các quốc gia Đông Á
Từ Trung Quốc, ngày Thất tịch lan rộng ra khắp các nước châu Á, trong đó rõ nét nhất là Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Trong ngày này, tại những quốc gia vừa kể có nhiều hoạt động vô cùng thú vị.
Ngày Thất tịch tại Trung Quốc
Trong ngày này, các cô gái Trung Quốc sẽ tự tay làm những món đồ gốm hoặc đồ thủ công đẹp mắt để hy vọng có được đức lang quân như ý.
Một số vùng quê Trung Quốc tương truyền, trong ngày Thất tịch, con gái độc thân phải ngồi ngắm trăng thêu thùa mới cầu mong sớm lấy chồng tốt.
Ngoài ra, một số tỉnh ở Trung Quốc còn có tục lệ khắc trái cây, kết hoa, ăn xảo quả để cầu nhân duyên trong ngày Thất tịch.
Ngày Thất tịch tại Việt Nam
Ngày Thất tịch diễn ra vào tháng 7 Âm lịch tại Việt Nam. Tháng này, tại nước ta có ngày Lễ Vu lan báo hiếu, do đó, ngày Thất tịch thật ra không phổ biến. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, giới trẻ Việt Nam cũng hưởng ứng nhiệt tình bằng nhiều tục lệ khác nhau. Chẳng hạn như những người độc thân sẽ ăn chè đậu đỏ để cầu nhân duyên. Trong khi đó, những cặp đôi đang yêu sẽ cùng nhau đến chùa lễ phật mong cho sớm về chung một nhà, tình duyên bền lâu mãi mãi.
Ngày Thất tịch tại Nhật Bản
Từ câu chuyện của chàng Ngưu Lang và nàng Chúc Nữ, người Nhật Bản có một dị thể về Orihime và Hikoboshi. Cốt truyện tương tự như của Trung Quốc.
Vào ngày 7 tháng 7 âm lịch hàng năm, người Nhật sẽ viết lời cầu nguyện vào các tờ giấy với nhiều màu sắc khác nhau treo lên cây trúc. Họ quan niệm rằng cách này sẽ làm Chúc Nữ tức Orihime truyền cho họ sự khéo léo, tỉ mỉ và đức tính cần mẫn, kiên trì. Còn Ngưu Lang sẽ truyền cho họ sự may mắn và một vụ mùa bội thu.
Đặc biệt, cứ vào ngày Thất tịch, nam nữ Nhật Bản sẽ đến chùa để cầu đức Phật mang đến cho mình tình duyên như ý nguyện.
Ngày Thất tịch tại Hàn Quốc
Ngày Thất tịch tại Hàn Quốc có tên gọi là Chilseok, có nguồn gốc từ truyền thuyết Ngưu Lang – Chúc Nữ ở Trung Quốc. Bí ngô, dưa chuột, dưa hấu, mì và bánh nướng chính là những vật mà người Hàn Quốc thường ăn trong ngày Thất tịch.
Khác với các quốc gia khác, người Hàn chọn cách tắm trong ngày 7 tháng 7 âm lịch để luôn gặp may mắn và có sức khỏe dồi dào.
Ngày Thất tịch là một trải nghiệm tuyệt vời đối với mọi người, đặc biệt là những ai yêu thích nền văn hóa Trung Hoa. Đối với những du học sinh đang học tập tại Trung Quốc, tham gia vào các hoạt động trong ngày Thất tịch sẽ là một điều vô cùng lý thú.