Đất nước con người

Tiểu thuyết võ hiệp Cổ Long – “Cha đẻ” của Tiểu Lý Phi Đao

4 tiểu thuyết võ hiệp Cổ Long hay nhất mọi thời đại

Hầu hết những người đam mê tiểu thuyết võ lâm truyền kỳ thì Kim Dung, Cổ Long và Lương Vũ Sinh là 3 tác giả lừng danh quen thuộc. Tiểu thuyết võ hiệp Cổ Long được giới phê bình và báo giới Trung Quốc đánh giá rất cao, tuy nhiên không gặt hái được nhiều thành công như Kim Dung. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, tiểu tuyết võ hiệp Cổ Long có rất nhiều tác phẩm hay.

Điểm khác biệt nhất của tiểu thuyết võ hiệp Cổ Long là đưa kịch, lý luận, thơ và các yếu tố khác vào võ thuật truyền thống kết hợp triết lý sống độc đáo của riêng tác giả. Dựa trên các tình tiết, Cổ Long giải thích những hiểu biết độc đáo của mình về xã hội Trung Quốc. Nhiều hình ảnh từ tiểu thuyết Cổ Long đã trở thành vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người Trung Quốc đương đại. 

Tiểu sử của tiểu thuyết gia Cổ Long

Cổ Long là tiểu thuyết gia võ hiệp Trung Quốc nổi tiếng.

Cổ Long tên thật là Hùng Diệu Hoa (7 tháng 6 năm 1938 – 21 tháng 9 năm 1985). Ông được biết đến với bút danh Cổ Long. Đây là một tiểu thuyết gia, nhà biên kịch, nhà sản xuất phim và đạo diễn người Trung Quốc có quê quán tại Đài Loan. 

Cổ Long chuyển đến Đài Bắc, Đài Loan vào năm 1952 cùng với cha mẹ. Tuy nhiên, sau đó, cha mẹ ông đã ly dị vào năm 1956. Sau đó, ông dọn ra tự lập, kiếm sống bằng việc làm thêm để trang trải cuộc sống và học tập. Cổ Long tốt nghiệp khoa Ngoại ngữ của Đại học Tam Khang và làm việc ở Cố vấn quân đội Hoa Kỳ tại Đài Bắc.

Vào năm 1960, ông xuất bản đầu tiên tiểu thuyết võ hiệp Cổ Long Thần Kiếm (蒼穹神劍), dưới sự bút danh “Cổ Long”. Từ năm 1960 đến 1961, ông đã xuất bản 8 cuốn tiểu thuyết nhưng không đạt được kết quả như mong muốn. 

Ads in post

Trong khoảng thời gian từ năm 1967 đến cuối những năm 1970, Cổ Long đã trở thành một trong những tiểu thuyết gia võ hiệp nổi bật. Ông cũng là đại diện duy nhất của Đài Loan trong thể loại võ thuật suốt 1 thập kỷ.

Vào những năm 1980, ông thành lập một hãng phim riêng của mình với tên là Bao Sian để sản xuất bộ phim chuyển thể từ các tác phẩm của mình.

Cổ Long để lại nhiều tác phẩm hay.

Chuyện đời tư của Cổ Long tốn khá nhiều giấy bút của giới truyền thông. Ông vốn là người nghiện rượu, sự nghiệp chóng lên chóng xuống cùng bê bối tình cảm khiến Cổ Long bị trầm cảm nặng. Ông đã phải thuê những người viết “ma” để cùng viết nhiều tác phẩm sau này vì sức khỏe ốm yếu.

Vào ngày 21 tháng 9 năm 1985, Cổ Long qua đời ở tuổi 48. Cái chết của ông là do nghiện rượu. 

Tuy nhiên, rất nhiều tác phẩm võ hiệp Cổ Long được rất nhiều độc giả đón nhận cho đến ngày nay.

Phong cách viết của tiểu thuyết võ hiệp Cổ Long

Tiểu thuyết võ hiệp Cổ Long rất độc đáo về văn phong, cách truyền tải.

Tiểu thuyết võ hiệp Cổ Long được cho là bị ảnh hưởng bởi tiểu thuyết võ hiệp, các tác phẩm của Ernest Hemingway, Jack London, John Steinbeck và Friedrich Nietzsche. Tiểu thuyết võ hiệp của Cổ Long thường được tạo thành từ các câu và đoạn văn ngắn. Chúng chủ yếu là các cuộc đối thoại giữa những nhân vật – giống như một kịch bản.

Trái ngược với Cổ Long, các nhà văn khác như Kim Dung và Lương Vũ Sinh đã đi một con đường khác trong việc viết tiểu thuyết võ hiệp bằng cách kết hợp lịch sử, văn hóa và ý tưởng triết học Trung Quốc. Ban đầu Cổ Long cũng có ý định theo dõi họ nhưng đã thay đổi quyết định của mình, sau khi tiếp xúc với các tác phẩm như loạt phim James Bond và tiểu thuyết Bố già. 

Ảnh hưởng của những tác phẩm này, dựa trên những đặc điểm riêng của cuộc sống con người, sự dí dỏm sắc bén, những triết lý thơ mộng, những âm mưu bí ẩn và những câu chuyện ly kỳ để đạt được thành công. Chính những điều đó đã giúp truyện võ hiệp Cổ Long có cách viết độc đáo, riêng biệt hơn.

4 tiểu thuyết võ hiệp hay nhất trong sự nghiệp sáng tác của Cổ Long

Sự nghiệp sáng tác không dài, tác phẩm không đồ xộ như Kim Dung nhưng Cổ Long vẫn sở hữu những tiểu thuyết võ hiệp đặc sắc. Điển hình là các tiểu thuyết võ hiệp Cổ Long sau đây:

Sở Lưu Hương hệ liệt

Tác phẩm đã được chuyển thể thành phim.

Đây được xem là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của tác giả Cổ Long. Đặc biệt, bộ tiểu thuyết này từng được đánh là giá hấp dẫn nhất mọi thời đại. Cho đến nay, Sở Lưu Hương hệ liệt vẫn được độc giả đánh giá cao. 

Có thể nói, đây là tác phẩm độc đáo bậc nhất trong kho tàng tiểu thuyết võ hiệp Cổ Long.

Các nhân vật chính:

  • Sở Lưu Hương
  • Trương Khiết Khiết
  • Hồ Thiết Hoa
  • Trung nguyên Nhất Điểm Hồng
  • Khúc Vô Dung
  • Vô Tâm

Sở Lưu Hương hệ liệt là tiểu thuyết kể về nhân vật Sở Lưu Hương. Nam chính có gia thế và lai lịch bí hiểm. Nhiều độc giả và nhà phân tích cho rằng đây là Tiểu Phi trong Tiểu Lý Phi Đao. Nhiều bản dịch lại để Sở Lưu Hương là hoàng tử lưu lạc chốn nhân gian.

Họ Sở này là một nam nhân tài ba, đức độ hơn người, ngộ đạo võ công cao cường, tài văn học cũng khiến người khác khâm phục. 

Xuyên suốt tiểu thuyết là hành trình dùng mưu trí để phá nhiều vụ án bí ẩn của Sở Lưu Hương. Ngoài ra, anh còn dùng võ nghệ cao cường để trừ gian diệt bạo, đánh kẻ tàn ác. 

Tiểu thuyết còn đan xen nhiều mối quan hệ trên gian hồ giữa Sở Lưu Hương và các bị anh hùng khác như: Hồ Thiết Hoa, Nhất Điểm Hồng, Hắc Trân Châu.

Bộ tiểu thuyết võ hiệp Cổ Long này dài đến 8 phần. Nhờ sự cầu kì trong cách viết và lời thoại, Sở Lưu Hương hệ liệt của Cổ Long khiến độc giả thán phục vì sự tài tình, cốt truyện sâu sắc.

Thiên nhai Minh Nguyệt đao

Tác phẩm được dựng thành một phiên bản game mobile.

Sau Tiểu Lý Phi Đao thành công rực rỡ, Thiên nhai Minh Nguyệt đạo được độc giả xem là phần hậu truyện. Bộ tiểu thuyết võ hiệp Cổ Long này cũng đã được chuyển thể thành phim. 

Như tên gọi, tiểu thuyết này là câu chuyện xoay quanh bảo đao Minh Nguyệt khiến giang hồ điên đảo.

Các nhân vật chính:

  • Phó Hồng Tuyết
  • Minh Nguyệt Tâm hay Diệu Phong
  • Nam Cung Linh Nhi
  • Nam Cung Bắc
  • Diệp Khai
  • Châu Đình hay Hồng Hoa sứ giả

“Thiên nhai Minh Nguyệt đao” xoay quanh nam chính Phó Hồng Tuyết. Từ nhỏ, phụ mẫu của Phó Hồng Tuyết đã giáo dục anh hết sức khắc khe bằng những trận đòn roi. 

Chính vì võ công tuyệt thế mà mẹ Phó Hồng Tuyết khiến con phải tập luyện thành công bằng bất cứ giá nào. Mong muốn này xuất phát từ mối thù giết chồng, tức cha của Phó Hồng Tuyết. 

Vì thù hận và mong muốn trả thù, người mẹ đã vô tình gieo vào đầu Hồng Tuyết những suy nghĩ tiêu cực. Trong cuộc sống, Hồng Tuyết chỉ muốn trả thù, không hề tìm thấy sự lạc quan và hạnh phúc.

Thế nhưng, cuộc đời đã mang đến cho Phó Hồng Tuyết một Minh Nguyệt Tâm giúp anh biết hạnh phúc là gì. 

Với sự thông minh, văn võ song toàn, Nguyệt Tâm giúp đỡ Hồng Tuyết rất nhiều trong quá trình trả thù. Tuy nhiên, Minh Nguyệt Tâm lại là một trong tứ đại sứ giả của Vũ Công tử. Người này là một kẻ tàn ác. Minh Nguyệt Tâm tiếp cận Phó Hồng Tuyết theo mệnh lệnh nhưng lại trúng tiếng sét ái tình. 

Vì tình yêu họ sẵn sàng cùng nhau vượt qua mọi khó khăn. Minh Nguyệt Tâm đã cùng Phó Hồng Tuyết tiêu diệt những thế lực xấu xa, trả thù cho cha.

Trong xuyên suốt tiểu thuyết, Cổ Long đã khéo léo lồng ghép những tình tiết bi hài vào nhau mang đến cho độc già nhiều cung bậc cảm xúc.

Tuyệt Đại Song Kiêu

Hai nhân vật chính Hoa Vô Khuyết và Tiểu Ngư Nhi.

“Tuyệt đại song kiêu” hay còn được gọi là “Giang hồ tập ác” là một trong những tiểu thuyết võ hiệp Cổ Long hay nhất. Bộ tiểu thuyết này đã khiến hai nhân vật chính là “Tiểu Ngư Nhi và Hoa Vô Khuyết” trở nên phổ biến cho đến nay.

Nhân vật chính:

  • Hoa Vô Khuyết
  • Tiểu Ngư Nhi
  • Thiết Tâm Lan
  • Tô Anh

Vốn là huynh đệ ruột thịt nhưng Tiểu Ngư Nhi và Hoa Vô Khuyết bị thất lạc từ nhỏ. Chính sự oái oăm này đã tạo nên câu chuyện kịch tính cho Tuyệt Đại Song Kiêu. Từ nhỏ, Tiểu Ngư Nhi được giang hồ thập ác nuôi lớn. Cậu được dạy rất nhiều điều từ các vị sư phụ này.

Trong khi đó, Hoa Vô Khuyết được cung chủ của Di Hoa cung cưu mang. Đây là nơi mà khắp mọi môn phái trên giang hồ đều khiếp sợ. Di Hoa cung có luật là cấm các môn đồ có tình yêu.

Nếu Tiểu Ngư Nhi lém lỉnh, thông minh và thích giúp đỡ mọi người thì Hoa Vô Khuyết lại lạnh lùng, ít nói và có phần vô cảm.

Trong một cuộc đại hội võ lâm, cả hai vô tình gặp nhau kết thành bằng hữu thâm tình. 

Cũng trong kỳ đại hội võ lâm này, Hoa Vô Khuyết gặp, đem lòng yêu Thiết Tâm Lan. Nhưng trớ trêu thay Hoa Vô Khuyết không thể yêu ai được vì môn quy của Hoa Di cung.

Bất chấp tất cả để đến với Thiết Tâm Lan, Hoa Vô Khuyết phải chịu sự trừng phạt hết sức tàn khốc của hai vị sư phụ. Thấy người huynh đệ lâm vào cảnh khó khăn, Tiểu Ngư Nhi đã hết lòng, hết sức giúp đỡ Hoa Vô Khuyết. 

Cổ Long đã xây dựng tình tiết tiểu thuyết vô cùng bi kịch khi để Thiết Tâm Lan rời bỏ cuộc đời vì Hoa Vô Khuyết. Còn Tiểu Ngư Nhi hễ yêu ai thì người đó đều rời ra trần thế. 

Trải qua nhiều biến cố, ân oán tình thù, mất mác, cả hai đã nhìn nhận được nhau. Họ đồng lòng tiêu diệt kẻ thù, trừ họa cho võ lâm. Nhưng ngày nhận nhau cũng là ngày li biệt. Tiểu Ngư Nhi qua đời, Hoa Vô Khuyết trọng thương. Cuối cùng âm dương cách biệt.

Tiểu Lý Phi Đao

Nhân vật Lý Tầm Hoan si tình.

Cái tên “Tiểu lý phi đao” từ khi xuất hiện đã nổi tiếng như một hiện tượng. Đây cũng là tiểu thuyết võ hiệp Cổ Long được chuyển thể thành phim nhiều lần nhất.

Mức độ phổ biến của tác phẩm này lan rộng đến mức “tiểu lý phi đao” được dùng như một tính từ ẩn dụ để khen ngợi. Ngụ ý là chính xác đến mức tuyệt đối.

Tiểu thuyết này còn có cái tên khác là “Đa tình kiếm khách vô tình kiếm”. Các nhân vật chính:

  • Lí Tầm Hoan hay Tiểu lí phi đao
  • Tiểu Phi
  • Lâm Thi Âm
  • Lâm Tiên Nhi
  • Thiết giáp Kim Cương
  • Thượng Quan Kim Hồng

Câu chuyện xoay quanh Lí Tầm Hoan một chàng trai có thiên bẩm về phi đao, bách phát bách trúng. Không những thế anh còn là một người văn võ song toàn, thông minh, túc trí đa mưu. Cộng với vẻ ngoài khôi ngô tuấn tú, Lí Tầm Hoan khiến nhiều nữ tử trong thiên hạ đem lòng ái mộ.

Thế nhưng, Lí Tầm Hoan chỉ một lòng yêu Lâm Thi Âm dù cho nàng đã lấy chồng. Trải qua nhiều biến cố với sự chung tình nhất mực, Lí Tầm Hoan có được tình yêu và cái kết viên mãn với Lâm Thi Âm.

Giới phê bình nhận định, Tiểu Lý Phi Đao là tiểu thuyết Cổ Long chứa tình người, tình đời thật nhất. 

Tiểu thuyết võ hiệp Cổ Long có tầm ảnh hưởng rất lớn.

Cùng với Kim Dung, Lương Vũ Sinh, các tiểu thuyết võ hiệp Cổ Long đã góp phần lan tỏa văn hóa, văn học Trung Quốc ra khắp thế giới. Tóm lại, tiểu thuyết võ hiệp Cổ Long có sức ảnh hưởng rất lớn.

Tags
Xem thêm

Bài viết liên quan

Back to top button
Close