Đất nước con người

Tín ngưỡng dân gian Trung Quốc: Những vị thần được tôn thờ

Những vị thần được tôn thờ trong tín ngưỡng dân gian Trung Quốc

Trung Quốc là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Do đó, tín ngưỡng dân gian Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào tôn giáo, vùng miền và văn hóa bản sắc. Vậy người Trung Quốc thường thờ gì trong tín ngưỡng dân gian? Để hiểu biết về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Vậy người Trung Quốc thờ gì trong tín ngưỡng dân gian? Liệu những tục lệ này có nét tương đồng với Việt Nam hay không? Hãy cùng giải mã những thắc mắc này trong nội dung dưới đây.

Đa phần người Trung Quốc đều theo Phật Giáo, Đạo  giáo, một số ít theo Kito giáo, Đạo giáo, Công giáo và Hồi Giáo. Tuy nhiên, Phật giáo vẫn là hai tôn giáo chính tại quốc gia đông dân số này.

Tại Trung Quốc, Phật giáo được chia thành Phật giáo Hán và Phật giáo Tây Tạng. Có hai yếu tố lớn ảnh hưởng đến tín ngưỡng dân gian Trung Quốc đó là tôn giáo và văn hóa bản địa. Tín ngưỡng dân gian xuất phát từ những câu chuyện, truyền thuyết về các vị thần, tục lệ thờ cúng. 

Tín ngưỡng dân gian Trung Quốc rất đa dạng.

Tín ngưỡng dân gian Trung Quốc là gì?

Tín ngưỡng dân gian Trung Quốc đề cập đến một nền tôn giáo “đa thần”. Điều này dựa trên tín ngưỡng thờ tự nhiên (đặc biệt là thiên đường) và thờ cúng tổ tiên từ thời cổ đại. Nó bao gồm nhiều yếu tố tôn giáo như Đạo giáo, Nho giáo, Phật giáo Hán. Điểm chung của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc là sự thờ cúng bởi đền, chùa, điện, bàn thờ.

Ads in post

Trong số các tín ngưỡng Trung Quốc, tôn trọng thiên đàng và thờ cúng tổ tiên là cơ bản nhất. Truyền thống này có thể được bắt nguồn từ thời kỳ xã hội nguyên thủy. Nó không thay đổi trong suốt các triều đại. 

Ngoài ra, Nho giáo với tư cách là hệ tư tưởng chỉ đạo của hệ thống đế quốc, cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tôn trọng tổ tiên, thiên đàng.

Trong tín ngưỡng dân gian Trung Quốc, Ngọc Hoàng là vị thần quan trọng nhất.

Ngoài các nhà hiền triết và tổ tiên, các vị thần tự nhiên cũng là đối tượng thờ cúng quan trọng trong tín ngưỡng dân gian Trung Quốc

Trong dân gian, người dân chủ yếu thờ Ngọc Hoàng, tổ tiên, thần bếp bảo vệ gia đình và thần đất bảo vệ đất đai, nhà cửa.

Sự phổ biến của tín ngưỡng dân gian đã vượt qua bất kỳ tôn giáo cụ thể nào. Người Trung Quốc thường tôn thờ các nhà hiền triết, những người vĩ đại, anh hùng, vua và thậm chí là các nhà lãnh đạo. Nhiều nhân vật lịch sử vĩ đại đã được phát triển thành các vị thần như:

  • Bao Công
  • Nhạc Phi
  • Trịnh Thành Công
  • Mao Trạch Đông
  • Tưởng Giới Thạch

Tóm lại, tín ngưỡng dân gian Trung Quốc hình thành từ cuộc sống, tập tục và nhân vật được hình tượng hóa, thần hóa. Người Trung Quốc thường thờ những người vĩ đại, có công với dân tộc, bậc hiền nhân, các vị thần trong câu chuyện dân gian.

Những vị thần được thờ cúng phổ biến trong tín ngưỡng dân gian Trung Quốc

Dưới đây là những người, những vị thần được thờ cúng phổ biến trong tín ngưỡng dân gian Trung Quốc

Ngọc Hoàng hay Thiên đế

Ngọc Hoàng là vua của Thiên giới, nơi của thần tiên.

Như đã đề cập, trong tín ngưỡng dân gian Trung Quốc, thiên đường và tổ tiên là hai yếu tố quan trọng nhất. Mà người cai quản thiên đường chính là Ngọc Hoàng. Chính vì vậy, mọi người dân Trung Quốc đều xem vị thần này có khả năng tối thượng. Do đó, họ thờ cúng Ngọc Hoàng ở khắp nơi. Đặc biệt, Đền Ngọc Hoàng là địa điểm thờ cúng lớn nhất.

Ông bà tổ tiên

Dù là người của bất kỳ tôn giáo nào, người Trung Quốc cũng có tập tục thờ cúng ông bà tổ tiên đã khuất. Mỗi nhà, mỗi gia đình đều có một góc để đặt bài vị tưởng nhớ tổ tiên. Nhiều gia đình có dòng dõi quý tộc bề thế hoặc đông con cháu sẽ có một gian phòng thờ tổ tiên lớn.

Nhiệm vụ thờ cúng tổ tiên trong tín ngưỡng dân gian Trung Quốc sẽ được giao cho người trong trai cả. Tại Việt Nam, văn hóa thờ cúng tổ tiên cũng rất phổ biến, tồn tại ở hầu khắp các gia đình.

Khổng Tử (Nho giáo)

Khổng Tử là người sáng lập ra Nho giáo.

Khổng Tử chính là người sáng lập nên Nho giáo. Do đó, trong tín ngưỡng dân gian Trung Quốc, Khổng Tử cũng được xem như vị thần để thờ cúng. Tượng Khổng Tử được thờ nhiều trong các công trình giáo dục, giảng dạy, các trung tâm truyền bá Đạo giáo. 

Thổ địa

Thổ địa hay Thần đất được thờ cúng rộng rãi tại Trung Quốc.

Người Trung Quốc rất tôn kính thổ địa. Họ xem vị thần này là người trông nom đất đai, nơi xây dựng nhà cửa. Do đó, tại hầu hết các gia đình ở Trung Quốc đều có bàn thờ thổ địa. 

Thần bếp hay Táo quân

Trong tín ngưỡng dân gian Trung Quốc, Táo quân là một vị thần hiển hách. Từ thời Tiên Tần đến thời Minh Thanh, việc thờ cúng táo quân tại các gia đình ở Trung Quốc rất được xem trọng. Theo Ngũ Kinh Di Nghĩa: Táo Quân tên Tô Cát Lợi, vợ là Vương Thị. 

Không chỉ trông nom, cai quản bếp núc, Táo quân còn có trọng trách bẩm báo những chuyện trong gia đạo suốt một năm lên Ngọc Hoàng. 

Bồ tát, Quan âm (Phật giáo)

Trong tin ngưỡng dân gian Trung Quốc, hai nhân vật Bồ tát và Quan âm dường như đã vượt qua giới hạn của Phật giáo. Hai vị thần này trở thành hình tượng được hầu hết người Trung Quốc tôn thờ. Dù là Phật giáo Hán hay Phật Tây Tạng thì Bồ tát và Quan âm cũng là những vị thần được tôn kính nhất.

Trên thực tế, vấn đề được đặt ra là người Trung Quốc thờ gì trong tín ngưỡng dân gian là vô cùng rộng lớn. Để tìm hiểu hết, bạn cần phải dành khá nhiều thời gian để phân tích về văn hóa, các câu chuyện thần hóa, lịch sử, tôn giáo… Trên đây chính là những vị thần phổ biến nhất mà hầu hết người Trung Quốc đều tôn sùng, thờ cúng.

Xem thêm

Bài viết liên quan

Back to top button
Close