Top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới 2019: Trung Quốc chỉ xếp sau Mỹ
Tờ Investopedia đăng tải, từ năm 1871 đến nay, Hoa Kỳ luôn đứng đầu trong bảng xếp hạng Top 10 quốc gia có nền kinh tế lớn mạnh nhất thế giới dù các vị trí khác có thay đổi đột biến. Theo số liệu mới nhất, Hoa Kỳ vẫn đứng đầu về kinh tế, xếp phía sau là Trung Quốc và Nhật Bản, hai quốc gia của châu Á.
Top 10 nền kinh tế lớn mạnh nhất thế giới mỗi năm mỗi khác, chỉ có điều không thay đổi chính là Hoa Kỳ (Mỹ) luôn xếp vị trí đâu tiên. Một sự thay đổi ngoạn mục khác, Trung Quốc vượt qua những nền kinh tế lớn mạnh như Anh, Pháp, Nhật Bản, vươn lên vị trí thứ 2 đầy thuyết phục. Có thể thấy, kinh tế châu Á hiện nay vô cùng phát triển và đang là một thị trường hết sức tiềm năng.
Hãy cùng bài viết dưới đây nhìn lại một cách tổng quan Top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2019.
Mục lục
1. Hoa Kỳ
Theo số liệu thống kê, kinh tế Mỹ tăng 2,5% trong năm 2019, dự đoán sẽ tăng 1,7% vào năm 2020. Đây là những con số “khủng” về phát triển kinh tế, cũng là điều minh chứng cho sự lớn mạnh của vị trí số 1 thế giới.
Những năm trở lại đây, Mỹ phải đối diện với rất nhiều khủng hoảng về chính sách dân nhập cư, xã hội trong và ngoài nước, tuy nhiên, những điều này không hề làm ảnh hưởng đến sự phát triển vượt bật của kinh tế Hoa Kỳ.
Giới chuyên gia dự báo, chỉ số GDP của Mỹ vào năm 2019 sẽ vượt 21 nghìn tỷ USD, nền kinh tế của quốc gia này chiếm đến 20% tổng sản lượng toàn cầu.
Theo số liệu thống kê được, có hơn 1/5 các công ty của Mỹ có tên trong danh sách Fortune Global 500.
2. Trung Quốc
Chỉ xếp sau Mỹ, nền kinh tế Trung Quốc đang đứng vị trí thứ 2 trong Top 10 thế giới. Đây là một minh chứng cho sự cố gắng không ngừng của các tập đoàn, công ty, nhà lãnh đạo kinh tế của Trung Quốc.
Nhiều người nhận định, kinh tế Trung Quốc những năm gần đây phát triển bức phá một cách ngoạn mục.
Vào năm 1978, Trung Quốc chỉ đứng thứ 9 trong Top 10 nền kinh tế lớn mạnh nhất thế giới về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 214 tỷ USD. Thế nhưng, chỉ mất 35, quốc gia này vươn lên xếp vị trí thứ 2, chỉ đứng sau cường quốc Mỹ.
Năm 2019, chỉ số GDP của Trung Quốc đạt 9,2 nghìn tỷ USD, giới chuyên gia nhận định, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng đến 6,3% trong năm 2019.
Theo thống kê từ các tờ báo kinh tế của Trung Quốc, nền kinh tế của quốc gia này tăng trường đến 6,9% trong Quý I năm 2019, đóng góp nhiều nhất là các ngành công nghiệp.
Ngoài là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, Trung Quốc là nơi thu hút rất nhiều lao động, du học sinh quốc tế bởi các nguyên nhân:
- Nền kinh tế phát triển vượt bậc giúp Trung Quốc trở thành nơi làm việc lý tưởng của những sinh viên vừa tốt nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp, điện tử, kỹ thuật…
- Ngoài ra, trong vòng 2 năm trở lại đây, Trung Quốc là một trong những quốc gia thu hút đông đảo du học sinh quốc tế nhất. Trong đó, Trường Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) nằm trong Top 30 trường Đại học tốt nhất thế giới, là trường số 1 tại châu Á về chất lượng đào tạo đầu vào lẫn đầu ra.
- Là quốc gia thuộc châu Á nên mức sống, học phí không quá cao như ở châu Âu, châu Mỹ.
- Với tình hình xã hội bất ổn, xung đột tôn giáo diễn ra hiện nay, Trung Quốc là một quốc gia yên bình.
3. Nhật Bản
Sau Mỹ, Trung Quốc là Nhật Bản với chỉ số GDP đạt 5,2 nghìn USD vào năm 2019.
Nhiều năm qua, Nhật Bản luôn xếp vị trí cao, có năm đứng thứ 2 trong Top 10 nền kinh tế lớn nhất mỗi năm với tỉ lệ tăng trường đều.
Tuy nhiên, theo giới chuyên gia nhận định, vào giai đoạn 2020 – 2030, kinh tế Nhật Bản có thể tăng trưởng chậm, dưới 1%.
4. Đức
Giai đoạn 2011 – 2013, kinh tế Đức tăng trưởng một cách chậm chạp, tuy nhiên, 2 năm trở lại đây đã bắt đầu phát triển rõ rệt trở lại.
Trong năm 2019, Eurozone và Đức cùng nhau giữ vị trí thứ 4 trong danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất với GDP là 4.2 nghìn tỷ.
Các nhà phân tích cho biết, kinh tế Đức tăng trưởng đạt 1,8% trong năm 2019, đây là một con số đáng ngưỡng mộ về phát triển kinh tế.
5. Vương quốc Anh
Rất nhiều giới chuyên gia nhận định, cuộc trưng cầu ý dân về việc bỏ phiếu xem Anh có nên rời EU sẽ chẳng thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của đất nước này. Tuy nhiên, mọi việc lại trái ngược hoàn toàn, nền kinh tế Anh dường như tụt hậu đáng kể so với năm 2017, 2019.
Tuy chững lại và chậm tăng trưởng nhưng nền kinh tế của Vương quốc Anh vẫn xếp thứ 5 trong Top 10 nền kinh tế lớn nhất cho đến năm 2020. Dự đoán, kinh tế Anh đạt mức GDP 3,2 nghìn tỷ USD, ước tính tăng trưởng GDP đạt 1,5% vào năm 2019.
6. Ấn Độ
Chắc chắn sẽ có khá nhiều người ngạc nhiên khi biết rằng, Ấn Độ đứng thứ 6 trong Top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, bạn sẽ kinh ngạc hơn vì giới chuyên gia nhận định, rất có thể Ấn Độ sẽ vượt qua cả Anh vào năm 2020 để trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 của thế giới.
Theo số liệu, kinh tế Ấn Độ đạt GDP là 2,9 nghìn tỷ USD, con số này cao hơn của Pháp vào năm 2018.
Năm 2018, Ấn Độ đã vượt qua Trung Quốc, trở thành nền kinh tế phát triển mạnh nhất thế giới. Theo giới chuyên gia, kinh tế Ấn Độ đã tăng đến 7,4% trong năm 2019.
7. Pháp
Ấn Độ vượt qua xếp vị trí thứ 6, Pháp lùi về đứng thứ 7 trên thế giới vào năm 2019. Nền kinh tế của Pháp chiếm khoảng 1/5 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực đồng Euro, đồng thời đạt mức GDP là 2,9 nghìn tỷ USD.
Theo FocusEconomics, chỉ số GDP của nền kinh tế Pháp sẽ tăng khoảng 1,7% trong năm 2019, 1,6% vào năm 2020.
8. Italia
Xếp vị trị thứ 8 trong Top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới là Italia. Mặc dù phải đối mặt với nhiều bất ổn về chính trị, xã hội, tôn giáo nhưng với vị trí thứ 9, nền kinh tế của Italia vẫn đáng nhận được lời khen ngợi.
Giới chuyên gia cho biết, trong những năm kế tiếp, nền kinh tế của Italia vẫn tiếp tục bị kìm hãm bởi nhiều vấn đề, đặc biệt là số nợ công cao ngất ngưỡng.
Những điểm yếu về bối cảnh kinh tế và xã hội, chính trị đã kìm hãm tiềm năng tăng trưởng kinh tế của Italia.
Theo FocusEconomics, chỉ số GDP của Italia trong năm 2018 đạt 2,1 nghìn tỷ USD, sau mỗi năm sẽ tăng 1,3.
9. Brazil
Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 1999 đến năm 2008, chỉ số GDP của kinh tế Brazil tăng trung bình 3,4% mỗi năm. Vào năm 2009, nền kinh tế Brazil đã giảm 0,3% do nhu cầu xuất khẩu hàng hóa dựa và tín dụng nước ngoài suy yếu.
Tuy nhiên, sau hơn 25 năm, kinh tế Brazil đã hồi phục mạnh mẽ và có những bước tiến vững chắc. Cụ thể, năm 2018 vừa qua, kinh tế Brazil tăng 7,5%.
Hiện nay, Brazil giữ vị trí thứ 9 trong Top 10 nền kinh tế lớn mạnh nhất thế giới. Giới chuyên gia dự kiến nền kinh tế này sẽ tăng 2,3% trong năm 2019 với mức GDP đạt 2,0 nghìn tỷ USD.
10. Canada
Cuối cùng là Canada, 1 trong 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong năm 2019.
Giai đoạn 1999 – 2008, nền kinh tế của Canada tăng trường đều, cụ thể mức GDP tăng trung bình 2,9% mỗi năm.
Theo FocusEconomics, kinh tế Canada có mức GDP sẽ đạt 1,8 nghìn tỷ USD với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 2,0% trong năm 2019.
Trên đây chính là Top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong năm 2019. Dễ dàng nhận thấy, nền kinh tế thế giới luôn biến đổi mạnh mẽ mỗi năm, điển hình là Trung Quốc đã vươn lên vị trí thứ 2 chỉ trong thời gian ngắn ngủi. Có thể thấy, nền kinh tế Trung Quốc hiện đang đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với châu Á và thế giới.