Đất nước con người

KHÁM PHÁ: Tuyển tập tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung hay nhất

Những bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung

Nếu là một người đam mê những câu chuyện võ lâm truyền kỳ, chắc chắn, bạn sẽ không còn xa lạ gì với tuyển tập tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung. Vũ trụ các anh hình trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung đa phần đều được chuyển thể thành phim. Những bộ phim này gặt hái rất nhiều thành công cho nền điện ảnh Trung Quốc. Đồng thời, truyền bá văn hóa, văn học Trung Quốc ra nhiều quốc gia khác.

Tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung đa phần đều lấy cốt truyện về nam chính trên con đường luyện tập võ nghệ đã trải qua rất nhiều khó khăn, trừ gian diệt bạo… Tại Việt Nam, Thiên Long Bát Bộ, Anh Hùng Xạ Điêu, Tiếu Ngạo Giang Hồ… được xem là những tác phẩm từ tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung thành công nhất.

Tiểu sử của tiểu thuyết gia Kim Dung

Kim Dung là tiểu thuyết gia Trung Quốc thành công nhất.

Kim Dung sinh ngày 06/02/1924, mất ngày 30/10/2018. Ông là một tiểu thuyết gia và nhà tiểu luận đồng sáng lập tờ nhật báo Hồng Kông Ming Pao vào năm 1959. Ngoài ra, Kim Dung từng là tổng biên tập đầu tiên của tờ báo này. Ông được biết đến là nhà văn nổi tiếng nhất của Hồng Kông.

Kim Dung được sinh ra tại Chiết Giang dưới thời Đảng Cộng hòa Trung Quốc trong gia đình có 7 người con có truyền thống về văn học lâu đời. Ông say mê văn học từ nhỏ, đặc biệt là võ thuật và tiểu thuyết cổ điển.

Kim Dung đỗ vào Khoa Ngoại ngữ tại Đại học Chính trị Trung ương ở Trùng Khánh. Nhưng sau đó ông bỏ học và tham gia kỳ thi tuyển sinh, được nhận vào Khoa Luật tại Đại học Tô Châu. Tại đây, ông học chuyên ngành luật quốc tế với ý định theo đuổi sự nghiệp trong ngành dịch vụ nước ngoài.

Ads in post
Kim Dung từng là tổng biên tập một tờ báo tại Hồng Kông.

Kim Dung đã từng là tổng biên tập của tờ báo này trong nhiều năm, viết tiểu thuyết và các bài xã luận nối tiếp, lên tới khoảng 10.000 ký tự Trung Quốc mỗi ngày.

Đến những năm 80, tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung đã trở nên phổ biến ở khắp Trung Quốc. Tất cả các tiểu thuyết của ông đã được chuyển thể thành phim, chương trình truyền hình và phim Hồng Kông, Đài Loan và Trung Quốc. 

Vào ngày 30/10/2018, Kim Dung qua đời sau một thời gian dài bị bệnh tại Hồng Kông, hưởng thọ 94 tuổi.

Sự nghiệp văn học của Kim Dung đã để lại nhiều thành tựu cho nền phim ảnh, văn học và văn hóa Trung Quốc.

Gia tài tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung trở thành nguồn cảm hứng vô tận của điện ảnh Trung Quốc.

Điển hình là 15 tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung viết từ năm 1955-1972 giúp ông trở thành một trong những nhà văn võ thuật vĩ đại và nổi tiếng nhất. Vào thời điểm ông qua đời, ông là tác giả Trung Quốc bán chạy nhất với hơn 100 triệu bản trên toàn thế giới. 

Theo Hướng dẫn Oxford về Văn học thế giới đương đại, tiểu thuyết của Kim Dung được coi là có chất lượng rất cao. 

Các tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ bao gồm tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Miến Điện, tiếng Mã Lai và tiếng Indonesia. 

Chính vì vậy, Chính phủ Trung Quốc đã đặt tên cho Tiểu hành tinh 10930 Jinyong (1998 CR 2 ) theo tên Kim Dung. 

Tuyển tập các tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung được chuyển thể thành phim

Tất cả các tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung đều được chuyển thể thành nhiều hình thức nghệ thuật khác. Trong số đó, phim ảnh từ tác phẩm của Kim Dung đạt nhiều thành công nhất.

Tiếu Ngạo Giang Hồ

Tiếu Ngạo Giang Hồ kể về Lệnh Hồ Xung.

Theo độc giả, Tiếu Ngạo Giang Hồ là tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung hay nhất với cốt truyện độc đáo và nhân văn. Kim Dung sáng tác tiểu thuyết này vào năm 1967, đến năm 1969 thì hoàn thành. 

Khi sáng tác, Kim Dung đã lấy tên của một bài hát không lời bằng tiếng đàn thất huyền cầm cùng sáo để đặt làm tên tiểu thuyết.  

Tiểu thuyết kể về hành trình tiếu ngạo giang hồ, cuộc sống vô tư của chàng tráng sĩ Lệnh Hồ Xung. Vốn có tính cách ngay thẳng, ưa thích tự do nhưng anh lại vô tình bị cuốn vào vòng xoáy tranh quyền đoạt lợi. 

Trong suốt quá trình này, anh gặp và yêu con gái của Ma giáo – Nhậm Doanh Doanh. Đồng thời, kết giao cùng Đông Phương Bất Bại. Tuy nhiên, vì quyền lực, cả hai trở thành kẻ thù, Lệnh Hồ Xung giải quyết được mọi ân oán, loại bỏ được kẻ xấu và nên duyên cùng Nhậm Doanh Doanh.

Đến nay, bộ phim đã được chuyển thể thành phim với 14 phiên bản trở mỗi giai đoạn khác nhau.

Anh Hùng Xạ Điêu

Anh Hùng Xạ Điêu được chuyển thể thành phim rất nhiều lần.

Nếu đã là một fan trung thành của tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung, chắc chắn, bạn sẽ biết đến Quách Tĩnh và Hoàng Dung. Đây là hai nhân vật chính của tiểu thuyết Anh hùng xạ điêu.

Cuốn tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung nổi tiếng này được công bố năm 1957. Tác phẩm này mang bối cảnh của lịch sử Trung Quốc thời Tống – Liêu. Nhân vật chính là Quách Tĩnh – Chàng trai Mông Cổ khù khờ, chân chất nhưng có thiên bẩm về võ thuật. Nữ chính là Hoàng Dung thông minh, hoạt bát, lanh lợi và có khả năng thấu hiểu võ thuật.

Trong hành trình phiêu bạt giang hồ, Quách Tĩnh vô tình học được bí kíp võ công “Cửu âm chân kinh” vô địch thiên hạ và nên duyên cùng Hoàng Dung. 

Với tài nghệ võ cùng cùng lòng trung quân ái quốc, vợ chồng Quách Tĩnh và Hoàng Dung không chỉ chỉ đạo giới võ lâm theo con đường chính nghĩa mà còn đánh đuổi giặt ngoại xâm.

Tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung này được chuyển thể thành phim 9 lần.

Ỷ Thiên Đồ Long Ký

Ỷ Thiên Đồ Long Ký bản phim truyền hình mới nhất.

Trong vũ trụ tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung, Trương Vô Kỵ được đánh giá là người có võ công thâm hậu và lợi hại nhất. Anh là nhân vật chính của tác phẩm Ỷ Thiên Đồ Long Ký.

Trong lúc loạn lạc, vợ chồng Quách Tĩnh – Hoàng Dung đã luyện ra Đồ Long đao và Ỷ Thiên Kiếm. Họ cất giấu bên trong tuyệt kỹ võ thuật Cửu Âm Chân Kinh vô địch thiên hạ. Ỷ thiên kiếm được cất giữ ở Nga my. Đồ Long đao nằm trong tay Tạ Tốn.

Hàng trăm năm sau, giang hồ vì hai món bảo vật này mà tranh giành, chém giết lẫn nhau. 

Ỷ Thiên Đồ Long Ký kể về thiếu niên Trương Vô Kỵ. Chính bởi vì Đồ Long Đao, cha mẹ Vô Kỵ bị các môn phái ép chết. Trong một lần bị vây bắt, Vô Kỵ lọt vào một cốc, vô tình học được bí kíp võ công thất truyền.

Quay về giang hồ, Trương Vô Kỵ bắt đầu đi tìm lại công bằng cho cha mẹ, minh oang cho cha nuôi là Tạ Tốn. 

Trong hành trình này, anh kết duyên cùng quận chúa Triệu Mẫn, có mối duyên không thành với Chu Chỉ Nhược. 

Thiên Long Bát Bộ

Thiên Long Bát Bộ.

Bộ phim Thiên Long Bát Bộ được chuyển thể từ tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung cùng tên. Đây là tác phẩm tạo nên tên tuổi của hàng loạt các diễn viên Trung Quốc như: Lâm Chí Dĩnh, Lưu Diệc Phi, Lưu Đào, Tưởng Hân…

Tiểu thuyết được ra mắt với độc giả đầu tiên vào năm 1963. Sau khi xuất bản, nó đã tạo nên một cơn sốt. Thiên Long Bát Bộ là tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung được đánh giá là hấp dẫn nhất, vượt qua mọi quy chuẩn của tiểu thuyết hiện đại.

Tiểu thuyết này lấy bối cảnh thời Tống Triết Tông, giai đoạn chế độ phong kiến tại Trung Quốc rất loạn lạc, phân chia thành 6 nước: Lý, Tống, Liêu, Kim, Yên.

Thiên Long Bát Bộ kể về cuộc đời của 3 huynh đệ kết nghĩa là Kiều Phong, Đoàn Dự và Hư Trúc. Ba người với ba số phận hoàn toàn khác nhau khiến người độc, người xem chiêm nghiệm về nhân quả, ý nghĩa nhân văn, quan hệ giữa người với người trong cuộc sống. 

Đến nay, tác phẩm của Kim Dung này đã được chuyển thể thành phim 8 lần. 

Thần Điêu Đại Hiệp

Thần Điêu Đại Hiệp là bộ phim tạo nên tên tuổi của Lưu Diệc Phi và Huỳnh Hiểu Minh.

Huynh đệ thân thiết của Quách Tĩnh là Dương Khang vì lòng tham làm mờ mắt mà bán nước cầu vinh, đi theo Mông Cổ. Khi con của huynh đệ chào đời, Quách Tĩnh đã đặt tên là Dương Quá với mong muốn con có thể sửa chữa được sai lầm của cha. 

Được đưa lên Võ Đang học tập nhưng vì Dương Quá vô tình lọt vào động và bái Cô Cô Tiểu Long Nữ làm sư phụ. Trải qua nhiều trắc trở, định kiến xã hội, Dương Quá và Tiểu Long Nữ nên duyên cùng nhau, sống đến cuối đời.

Thần Điêu Đại Hiệp được xem là tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung có tình yêu đẹp nhất. 

Những nữ diễn viên thủ vai Tiểu Long Nữ trong phim truyện cũng trở thành những ngôi sao nổi tiếng, đặc biệt là Lý Nhược Đồng và Lưu Diệc Phi.

Tuyết Sơn Phi Hồ 

Tác phẩm này khiến độc giả tranh cãi vì cái kết bỏ ngỏ.

Đây là tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung ăn khách ra mắt đầu tiên vào năm 1959. Đây là tác phẩm gây tranh cãi nhiều nhất trong kho tàng văn học của Kim Dung vì cách dẫn dắt câu chuyện và cái kết bỏ ngỏ.

Tiểu thuyết xoay quanh nhân vật Hồ Phỉ. Đây là một thanh niên trí tuệ, võ công cao cường và tài trí hơn người. Hổ Phỉ có công lớn khi hóa giải được mối thâm thù đại hận của 4 họ Hồ, Miêu, Phạm và Điền. Đây vốn là 4 vệ sĩ trung thành của Sấm Vương Lý Tự Thành.

Lộc Đỉnh Ký

Lộc Đỉnh Ký là tác phẩm võ hiệp cuối cùng của Kim Dung.

Trong vũ trụ võ hiệp của các tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung, Vi Tiểu Bảo là người có tư chất võ thuật yếu nhất. Tuy nhiên, Tiểu Bảo có sự thông minh, lém lỉnh và cực kỳ nhanh trí.

Lộc Đỉnh Ký là tiểu thuyết võ hiệp cuối cùng của Kim Dung, sáng tác từ năm 1969 tới 1972.

Thế hệ 8x – 9x đời đầu chắc chắn sẽ có dấu ấn đậm nét với nhân vật Vi Tiểu Bảo không biết chữ, không võ công nhưng có tài ăn nói dẻo miệng. Chính vì vậy mà hắn lấy được lòng tin từ quân thượng, được thăng quan tiến chức và gặt hái nhiều thành công.

Các bộ phim chuyển thể từ Lộc Đỉnh Ký đều được làm theo hướng hài hước để giảm bớt tính cách thực dụng, vô tài của Vi Tiểu Bảo. 

Có thể nói, Vi Tiểu Bảo là nhân vật chính khác biệt nhất trong vũ trụ anh hùng của tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung.

Tóm lại, tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung đến nay vẫn chiếm một phần quan trọng trong văn học hiện đại Trung Quốc. Tiểu thuyết của Kim Dung trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho ngành điện ảnh Trung Quốc.

Tags
Xem thêm

Bài viết liên quan

Back to top button
Close