Đất nước con người

VĂN THÁNH KHỔNG TỬ: Người sáng lập Nho giáo lưu truyền muôn đời

Nhắc đến Trung Quốc, chắc hẳn mọi người sẽ nghĩ ngay đến các nhân vật lịch sử như Tần Thủy Hoàng, Tào Tháo, Thần Y Hoa Đà, Khổng Tử… Trong số đó, Khổng Tử là người được ca tụng như Văn Thánh, người sáng lập ra Nho giáo lưu truyền đến muôn đời.

Đối với những ai đam mê văn hoa Trung Hoa, Hán ngữ, chắc chắn, Khổng Tử là một nhân vật không còn quá xa lạ. Khổng Tử được người đời ca tụng là Văn Thánh vì có công sáng lập ra Nho giáo được lưu truyền muôn đời. Không những thế, ông còn là một trong những bậc vĩ nhân có công rất lớn trong việc truyền bá lối sống nhân đạo, tư duy tiên tiến.

Đến nay, con cháu của Khổng Tử vẫn duy trì truyền thống ghi chép gia phả để nhắc nhở về công lao to lớn của tổ tiên.

Vào năm 2005, dòng họ Khổng Tử được Sách Kỷ lục Guinness ghi nhận là gia tộc có bộ gia phả lâu dài nhất trong lịch sử thế giới. Quyển gia phả có đến 86 thế hệ con cháu trải dài trên 2.500 năm.

Hãy cùng VinEdu tìm hiểu về cuộc đời, quá trình sáng lập ra Nho giáo của Khổng Tử.

Ads in post

Tiểu sử

Khổng Tử là người sáng lập ra Nho giáo.

Khổng Tử tên đầy đủ là Khổng Phu Tử, ông là hậu thế cho Khổng Khâu hay Khổng Khưu vào năm 479 TCN.

  • Nguyên danh: Khổng Khâu (孔丘).
  • Biểu tự: Trọng Ni (仲尼).
  • Sinh 28 tháng 9, 551 TCN tại Ấp Trâu, thôn Xương Bình, Nước Lỗ.
  • Mất 11 tháng 4, 479 TCN tại Nước Lỗ.

Sinh ra ở Ấp Trâu, thôn Xương Bình, nước Lỗ trong một gia đình nghèo, thời thơ âu của Khổng Tử trải qua không ít khó khăn. Cụ tổ của ông tuy thuộc dòng dõi quý tộc nhưng bắt đầu sa sút từ khi nước Tống di dân tới nước Lỗ. Cha Khổng Tử tên là Khổng Hột, mẹ Khổng Tử là Nhan Thị.

Năm lên 3 tuổi, cha của Khổng Tử mất, lúc này mẹ ông chỉ mới 20 tuổi nhưng đã có suy nghĩ rất tiến bộ. Bà cố gắng vượt qua nhiều gian khổ và vất vả để đưa Khổng Tử đến sống và học tập tại Khúc Phụ, thủ phủ nước Lỗ với mong muốn con mình được sống và lớn lên trong một điều kiện tốt hơn.

Trong suốt những năm thơ ấu, Khổng Tử phải làm việc rất vất vả để phụ giúp mẹ.

  • Năm 19 tuổi, Khổng Tử lấy vợ rồi làm một chức quan nhỏ chuyên quản lý kho, xuất nạp tiền lương, quản lý nông trường chăn nuôi. Sau quá trình làm việc chăm chỉ, Khổng Tử được thăng chức lên làm quan Tư không có nhiệm vụ quản lý công trình xây dựng.
  • Năm 21 tuổi, Khổng Tử giữ chức Ủy Lại trông coi sổ sách kho lúa.
  • Năm 22 tuổi, ông lập ra trường để dạy học, kể từ đây, ông được mọi người gọi là phu tử.  
  • Năm 29 tuổi, Khổng Tử học đàn với Sư Tương ở nước Lỗ.
  • Năm 30 tuổi, Khổng Tử ông đến Lạc Dương, kinh đô nhà Chu để nghiên cứu về nghi lễ, chế độ miếu đường. Theo sử sách, những nơi liên quan đến tế lễ thì Khổng Tử đều nghiên cứu cẩn trọng.

Với những kiến thức sâu rộng ông đã trau dồi được, danh tiếng học rộng hiểu nhiều, ngày càng đông các học trò đến xin Khổng Tử học.

Khi nước Lỗ loạn lạc, Khổng Tử đến sống tại nước Tề. Sau đó, Tề Cảnh Công mời Khổng Tử đến để cố vấn dề chính trị tuy nhiên gặp phải rất nhiều lời dị nghị, phản đối.

Sau 1 năm ở nước Tề, Khổng Tử trở về nước Lỗ dạy học và nghiên cứu cho tường tận Đạo học của Thánh hiền. Thời điểm này, ông khoảng 36 tuổi.

Trong cuộc đời của mình, Khổng Tử đi ngao du khắp nơi để nghiên cứu kiến thức về Đạo học, văn tế.

Năm 68 tuổi, Khổng Tử quay về nước Lỗ vừa dạy học vừa viết sách và truyền tải Nho giáo. Tổng số môn đệ của Khổng Tử có lúc lên tới 3.000, trong đó có 72 người được liệt vào hạng tài giỏi, nên gọi là Thất thập nhị hiền.

Năm 69 tuổi, Khổng Tử bắt tay vào việc hiệu đính các cổ thư bị tản nát, bị thất truyền. Ông san định lại các kinh sách của Thánh hiền đời trước, lập thành 6 cuốn sách. Đến nay, 6 quyển sách do chính Khổng Tử biên soạn, nghiên cứu được xem như Bách khoa toàn thư đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.

  • Kinh Thi: Sưu tầm các bài thơ dân gian có từ trước Khổng Tử.
  • Kinh Thư: Lưu lại các truyền thuyết, biến cố về các đời vua cổ có trước Khổng Tử.
  • Kinh Lễ: Ghi chép các lễ nghi thời trước. Khổng Tử nói: “Không học Kinh Lễ thì không biết đi đứng ở đời”.
  • Kinh Nhạc: bàn về nhạc thuật và nhạc khí, nhưng nguyên bản đã bị thiêu hủy trong Chiến tranh Hán – Sở, chỉ còn đôi chút làm thành một thiên trong Kinh Lễ, gọi là Nhạc ký.
  • Kinh Dịch: Nói về các tư tưởng triết học Trung Hoa dựa trên các khái niệm âm dương, bát quái…
  • Kinh Xuân Thu: Chép các biến cố xảy ra ở nước Lỗ, quê của Khổng Tử.

Ngoài ra còn có Kinh Nhạc bàn về nhạc thuật và nhạc khí, nhưng nguyên bản đã bị thiêu hủy trong Chiến tranh Hán-Sở, chỉ còn đôi chút làm thành một thiên trong Kinh Lễ, gọi là Nhạc ký. Tuy nhiên, giới học giả cũng cho rằng, so với 5 cuốn còn lại thì sách này có phẩm chất thấp nhất.

Đến ngày Kỷ Sửu, tức là ngày 18 tháng 2 năm Nhâm Tuất (tháng 4 năm 479 TCN) Khổng Tử tạ thế, hưởng thọ 73 tuổi. Mộ của ông ở bên bờ sông Tứ Thủy, cực Bắc nước Lỗ, nay gọi là Khổng Lâm, thuộc huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông.

Khổng Tử – Người sáng lập ra Nho giáo

Trong Nho giáo, Khổng Tử luôn truyền bá đạo lý làm người, điều hay lẽ phải.

Nho giáo còn được gọi là đạo Nho hay đạo Khổng. Đây là một hệ thống bao gồm quy luật về:

  • Đạo đức
  • Triết học xã hội
  • Triết lý giáo dục
  • Triết học chính trị

Nho giáo được Khổng Tử đề xướng và được các môn đồ của ông phát triển với mục đích xây dựng xã hội hài hòa, thái bình và thịnh vượng.

Theo sử sách ghi lại, Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu. Đến thời Xuân Thu, xã hội loạn lạc, Khổng Tử mới bắt đầu tích cực nghiên cứu, hoàn thiện và truyền bá tư tưởng này. Bởi vì thế mà người đời sau coi Khổng Tử là người sáng lập ra Nho giáo và tôn sùng là Văn Thánh.

Nội dung cơ bản của Nho giáo

Nội dung của Nho giáo vẫn còn giá trị đến hiện tại.

Trong Nho giáo, Khổng Tử đề cao 3 yếu tố Quốc gia – Gia đình – Cá nhân.

Xã hội

Về xã hội, Khổng Tử xem trọng sự công bằng, ông xem đây là nguyên tắc xây dựng xã hội bền vững.

Thực hiện “Văn trị – Lễ trị – Nhân trị – Đức trị”: Đây là nguyên tắc có tính chất đường lối căn bản của Nho giáo. Trong đó, văn là học thức, tri thức; lễ là lễ nghi, các ứng xử; nhân là lòng nhân ái; đức là đức tính tốt bên trong con người.

Lễ nghi

Trong phần xã hội, Khổng Tử có đề cập đến phần lễ nghi. Lễ nghi là những quy luật ứng xử giữ người với người. Theo Khổng Tử, xã hội không có lễ nghi sẽ loạn lạc, kém văn minh và suy đồi.

Ông còn viết, lễ nghi giúp xác hội ngăn chặn những vấn đề tiêu cực, xung đột giữa người với người.

Quan hệ xã hội

Theo Nho giáo của Khổng Tử, xã hội có 5 mối quan hệ cơ bản là:

  • Vua – Tôi
  • Cha – Con
  • Vợ – Chồng
  • Anh – Em
  • Bạn bè

Theo đó, để thực hiện tốt 5 mối quan hệ này cần có 3 đức tính: trí, dũng, nhân.

Chữ hiếu và xã hội

Nho giáo cho rằng hiếu đễ là gốc của đạo nhân. Theo Khổng Tử, con cái phải có trách nhiệm đối với cha mẹ và ngược lại. Không ai được đùng đẩy trách nhiệm cho bất cứ ai.

Vai trò của gia đình

Ngay từ 2.500 năm trước, Khổng Tử đã thấy rõ vai trò của gia đình, ông nêu rõ gia đình như một tế bào của xã hội.

Nếu gia đình yên ấm, mỗi thành viên mới có điều kiện tu dưỡng bản thân, đạo đức mới được đề cao, xã hội mới được thịnh trị.

Vai trò của cá nhân

Nho giáo rất xem trọng con người. Con người luôn là nền tảng thúc đẩy xã hội phát triển.

Tư tưởng về Thế giới đại đồng

Khổng Tử đã khởi xướng thuyết đại đồng và truyền bá sự bình đẳng về tài sản là nền móng của xã hội ổn định.

Triết lý giáo dục

Nho giáo xem trọng hiền tài. Các triều đại quân chủ tôn sùng Nho giáo chủ trương tuyển dụng nhân tài cho đất nước qua các kỳ Khoa bảng. Các thí sinh đỗ đạt học vị trong các kỳ thi cử này, phần lớn được tuyển chọn làm quan chức cho triều đình.

Nho giáo có nhiều yếu tố tiến bộ khi quan niệm rằng giáo dục là cần thiết cho tất cả mọi người.

Vì sao Khổng Tử được gọi là Văn Thánh?

Khổng Tử có công lớn khi sáng lập ra Nho giáo và nghiên cứu ra Ngũ kinh.

Ngũ kinh chứa đựng kiến thức của hơn 2.500 lịch sử của Trung Hoa trước thời Khổng Tử, có thể nói, đây là nguồn tinh hoa vô giá trị được lưu giữ đến hiện tại. Với công lao vô cùng to lớn, Khổng Tử được người đời sùng bái gọi là Văn Thánh, người sáng lập ra Nho Giáo.

Sự ảnh hưởng của Nho giáo tại các quốc gia châu Á

Có thể nói, Văn Thánh Khổng Tử sáng lập ra Nho Giáo có khả năng chi phối nền văn hóa, phong tục tập quán không chỉ tại Trung Quốc mà còn lan rộng ra các nước lân cận như:

  • Việt Nam
  • Nhật Bản
  • Hàn Quốc
  • Singapore

Điển hình, chữ “Trung” trong Nho giáo được người Nhật nhất quyết tuân thủ. Tại Triều Tiên, đặc biệt từ triều đại Chósun, Nho giáo đã trở thành quốc giáo.

Trong xã hội hiện đại ngày nay ở Triều Tiên cũng như Hàn Quốc, Nho giáo cũng còn chi phối rất nhiều.

Không những thế, Nho giáo còn chi phối rất nhiều tới các tôn giáo như:

  • Phật giáo
  • Đạo giáo
  • Hồi giáo

Giá trị lịch sử của Ngũ kinh

Ở thời Trung Cổ, Nho giáo được sáng lập bởi Văn Thánh Khổng Tử được xem là đã đạt đến trình độ văn minh hàng đầu thế giới.

Nhờ Nho giáo mà người Trung Quốc từ thời xa xưa đã xem trọng giáo dục, tuy nhiên, điều này lại làm bùng nổ tục trọng nam khinh nữ.

Một số học giả cho rằn, cho đến ngày nay, Nho giáo vẫn có tác động tích cực lên sự phát triển của nền kinh tế các nước Đông Á. Đạo đức Nho giáo đề cao sự chăm chỉ và tiết kiệm. Đây có thể là nguyên nhân khiến các nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo như Hàn Quốc và Đài Loan có tỷ lệ tiết kiệm cao nên có thể phát triển kinh tế nhanh chóng.

10 điều răn dạy quý hơn vàng của Khổng Tử

– Dù đi bất cứ đâu, hãy đi bằng tất cả trái tim.

– Nếu ghét một người, tức là bạn đang thất bại trước người đó.

– Không quan trọng chậm như thế nào, miễn là đừng bao giờ bỏ cuộc.

– Nếu ai đó nói xấu sau lưng bạn, điều đó có nghĩa là bạn đang đi trước mặt họ.

– Người tài đức nhìn bản thân, kẻ tiểu nhân nhìn người khác.

– Tôi nghe và tôi quên. Tôi thấy và tôi nhớ. Tôi làm và tôi hiểu.

– Chọn công việc mình yêu thích, bạn sẽ không phải làm việc một ngày nào trong đời.

– Hiểu những gì mình cảm giác thấy và cả không cảm giác thấy, đó là tri thức thật sự.

– Người tài đức làm rồi mới nói và nói theo những việc đã làm.

– Mất niềm tin vào bạn bè còn xấu hổ hơn bị chính họ lừa dối.

Với nỗ lực nghiên cứu, ghi chép và sáng tạo, Khổng Tử đã sáng lập ra Nho giáo cùng Ngũ kinh có giá trị lưu giữ cho đến ngày nay. Văn Thánh Khổng Tử luôn là người truyền đạo, vĩ nhân của Trung Quốc và nhân loại.

Tags
Xem thêm

Bài viết liên quan

Back to top button
Close