Đất nước con người

Những phong tục độc đáo của người Trung Quốc có thể bạn chưa biết

Những phong tục "'có 1 - 0 - 2" của người Trung Quốc

Trung Quốc là một đất nước đa dân tộc với nền văn hóa đa dạng, phong phú. Đặc biệt, trải qua hàng nghìn năm hình thành và phát triển, văn hóa của đất nước này càng trở nên đặc sắc hơn rất nhiều. Người Trung Quốc có rất nhiều những phong tục tập quán độc đáo, thậm chí được nhận xét là kỳ dị.

Hình thành từ rất lâu đời, trải qua nhiều biến cố lịch sử, nhiều triều đại cai quản với hơn 50 dân tộc, Trung Quốc là một quốc gia có nền văn hóa đặc sắc, độc đáo và đầy đủ sắc thái.

Người Trung Quốc nổi tiếng với nhiều phong tục tập quán, lễ hội đặc biệt, độc đáo, chẳng hạn như: Đám cưới ma, tục bó chân, diện màu trắng trong tang lễ, không tip tiền, không tặng ô…

Để tìm hiểu về những phong tục độc đáo này của người Trung Quốc, hãy theo dõi nội dung dưới đây.

Những phong tục độc đáo của người Trung Quốc

Đám cưới ma

Đám cưới ma là một phong tục từ rất lâu đời tại Trung Quốc. Hiện nay, đây được xem là hủ tục cần loại bỏ.

Nói đến các phong tục độc đáo, kỳ dị của người Trung Quốc, chắc chắn phải kể đến tục đám cưới ma. Nhiều du khách đến tham quan đất nước này đã tỏ ra rất sốc và kinh ngạc với phong tục đám cưới ma này.

Ads in post

Đám cưới ma xuất hiện từ rất lâu đời ở các làng quê nhỏ của Trung Quốc. Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển và văn minh thì tập tục này cũng dần mất đi mà chỉ còn tồn tại ở các vùng nông thôn hẻo lánh.

Sở dĩ có cái tên Đám cưới ma là vì đây là một hôn lễ được tổ chức cho một người còn sống và một người đã khuất. Điều này khiến những người lần đầu chứng kiến không khỏi há hốc vì bất ngờ.

Có một câu chuyện được truyền miệng về nguồn gốc của đám cưới ma tại Trung Quốc. Theo đó, ngày xưa, có một người chưa lập gia đình gặp biến cố và bất ngờ qua đời. Người thân của người đã khuất cho rằng, linh hồn người này cảm thấy cô đơn vì ra đi quá sớm, bất ngờ. Do đó, họ đã làm một đám cưới ma cho người thân đoản mệnh.

Kể từ đây, hủ tục đám cưới ma bắt đầu xuất hiện và tồn tại cho đến ngày hôm nay.

Tuy là phong tục hình thành từ rất lâu nhưng đám cưới ma không được ủng hộ, hiện nay, nó được xem là hủ tục cần loại bỏ. Tuy nhiên, ở một số vùng nông thôn của Trung Quốc vẫn còn tồn tại hủ tục này.

Tục bó chân gót sen

Tục bó chân gây ra nhiều hệ lụy cho phụ nữ Trung Quốc.

Nhắc đến phụ nữ Trung Quốc, mọi người sẽ nghĩ ngay đến trang phục xườn xám truyền thống và đặc biệt là tục bó chân gót sen. Phong tục này có từ thời phong kiến của Trung Quốc. Và tục lệ này chỉ áp dụng đối với phụ nữ.

Theo sử sách, tục bó chân xuất hiện chính xác vào thời Tống nhưng đến thời Thanh nó mới trở nên thông dụng và phổ biến.

Vào 2 thời này, người Trung Quốc quan niệm phụ nữ đẹp phải có bàn chân nhỏ, gót nhỏ mềm, tròn như hoa sen. Chính vì vậy, phụ nữ phải dùng vải để bó chân từ lúc còn bé, chân càng nhỏ thì càng đẹp. 

Hủ tục này đã khiến cho một thế hệ phụ nữ Trung Quốc có bàn chân biến dạng cực kỳ đáng sợ.

Mãi đến năm 1949 thì hủ tục bó chân gót sen mới bị nghiêm cấm. Và đến khoảng năm 1960, tục bó chân mới biến mất hoàn toàn trong xã hội Trung Quốc.

Ngày nay, du khách có thể nhìn thấy phong tục độc đáo nhưng kinh dị này ở một số người già tại Trung Quốc, hoặc thông qua hình ảnh được chụp lại.

Ợ sau khi ăn

Người Trung Quốc xem ợ sau khi ăn là một thói quen tốt.

Nếu ở Việt Nam hay phần lớn các đất nước khác, ợ là hành động kém tế nhị và khá mất mặt thì tại Trung Quốc, ợ ngay sau khi ăn là phong tục được khuyến khích.

Người Trung Quốc cho rằng, ợ sau khi ăn là hành động cho thấy thức ăn tốt và có thể khích lệ đầu bếp. Do đó, điều này cũng là một lời khen đối với người nấu tại Trung Quốc.

Kiêng kị số 4

Mỗi quốc gia sẽ có những điều cấm kị riêng, tại Trung Quốc, số 4 là con số bị kiêng kị trong tất cả các hoạt động từ kinh doanh, buôn bán đến xây dựng, đặt tên.

Điển hình như, bên trong thang máy hoặc các tòa nhà cao tầng ở Trung Quốc không bao giờ xuất hiện số 4.

Điều này bắt nguồn bởi số 4 trong tiếng Trung phát âm là tư, gần đồng âm với từ tử có nghĩa là chết. Chính vì vậy, người Trung Quốc có phong tục không bao giờ nhắc đến con số này trong những ngày trọng đại, tránh địa chỉ nhà để số 4, không khánh thành, làm ăn, kinh doanh vào ngày 4…

Màu trắng trong tang lễ

Nếu ở phương Tây, mọi người thường mặc trang phục đen, tối màu đến đám tang thì tại Trung Quốc, màu trắng là màu chủ đạo trong tang lễ. Đặc biệt, Việt Nam cũng có phong tục này.

Thói quen uống nước nóng

Người Trung Quốc chỉ uống nước nóng, đặc biệt là nước trà là món truyền thống, thậm chí nhiều người còn uống thay nước lọc mỗi ngày. Thói quen này bắt nguồn từ suy nghĩ nước nóng sẽ giúp cải thiện sức khỏe,  nâng cao tinh thần, giảm thiểu căng thẳng.

Do đó, khi đến các nhà hàng, quán ăn của người Trung Quốc, bạn sẽ được phục vụ trà nóng hoặc nước nóng.

Không cắm đũa vào bát cơm

Trong văn hóa ăn uống, người Trung Quốc có quan niệm không được chấm đũa thẳng lên bát cơm. Đây là một phong tục có từ rất lâu đời trong văn hóa sinh sống của người Trung.

Ngoài Trung Quốc, đa phần các quốc gia của châu Á đều kiêng kị việc cấm đũa lên bát cơm. Điều này bắt nguồn từ việc đây là một nghi thức trong tang lễ, như kiểu cơm cúng cho người chết.

Do đó, nếu có đi du lịch, học tập hay công tác tại Trung Quốc, bạn nên tránh mắc phải lỗi này. Bên cạnh đó, người Trung cũng không bao giờ dùng đũa để chỉ thẳng mặt vào người đối diện.

Không gội đầu vào ngày đầu năm mới

Người Trung Quốc có rất nhiều phong tục trong dịp Tết đầu năm. Trong đó là không gội đầu vào ngày đầu năm mới.

Cũng như nước ta, vào dịp đầu năm, người Trung Quốc có rất nhiều phong tục, điều lệ cần phải tuân theo. Bên cạnh không quét nhà, không mở tủ thì người Trung Quốc còn không gội đầu vào ngày đầu năm mới.

Tại Trung Quốc có 2 dịp lễ quan trọng nhất chính là Tết nguyên đán và Tết trung thu. Tuy nhiên, Tết nguyên đán được chú trọng và đặc biệt hơn. Do đó, người Trung Quốc từ xưa đã đưa ra rất nhiều phong tục đặc sắc và độc đáo cho dịp đầu năm mới. Trong đó, họ sẽ không gội đầu vào ngày đầu năm mới.

Bởi tiếng Trung Quốc từ “tóc” được phát âm là “phát”, đồng âm với từ “phát tài”. Cho nên, gội đầu sạch sẽ ngày đầu năm cũng giống như bạn đang gột rửa hết tài lộc, tiền bạc của chính mình.

Không tip tiền

Người Trung Quốc xem việc tip tiền là thô lỗ, không xem trọng phục vụ. Do đó, ở đất nước này có phong tục là không được tip tiền.

Nếu để ý thì khi đi ăn tại các hàng quán, nhà hàng tại Trung Quốc, bạn sẽ nhận ra rằng người bản xứ không có văn hóa sử dụng tiền tip. Khác với các nước phương Tây, người Trung Quốc xem việc tip tiền cho phục vụ là điều thô lỗ, không xem trọng và coi thường.

Do đó, đến Trung Quốc, bạn nên thể hiện sự hài lòng đối với nhân viên phục vụ bằng những lời khen chứ đừng bao giờ để lại tiền tip. Chắc chắn, họ sẽ cảm thấy không vui, thậm chí tỏ thái độ khó chịu đối với bạn.

Không đội mũ màu xanh lá cây

Từ “đội mũ xanh” trong tiếng Trung có phát âm na ná với từ “cắm sừng”, chính vì vậy, nhiều người Trung Quốc không bao giờ đội mũ màu xanh. Khi đội mũ màu xanh ra ngoài, người khác sẽ vô tình phát âm là bạn đang bị cắm sừng.

Thậm chí, đối với một số người Trung Quốc, việc tặng nón cho bạn bè, người thân là điều kiêng kị.

Không tặng ô

Người Trung Quốc có phong tục không bao giờ tặng ô cho bất cứ ai. Bởi từ “ô” trong tiếng Trung đồng âm với từ “chia xa”. Do đó, người Trung quan niệm, tặng ô cho người khác có nghĩa là sắp phải chia xa. Điều này không hề may mắn, vui vẻ.

Trên đây chính là những phong tục độc đáo của người Trung Quốc. Những tục lệ trên chỉ là điển hình, mỗi dân tộc, vùng miền của đất nước rộng lớn này còn có những phong tục, văn hóa riêng biệt và không kém phần đặc biệt. Do đó, để tìm hiểu thật sâu, thật tường tận nền văn hóa đa dạng của Trung Quốc, bạn cần phải dành ra rất nhiều thời gian để đọc, trải nghiệm.

Xem thêm

Bài viết liên quan

Back to top button
Close