Đất nước con người

Trung Quốc có bao nhiêu tỉnh thành? Tỉnh nào gần Việt Nam?

Danh sách các tỉnh, thành phố của Trung Quốc

Với vùng lãnh thổ rộng lớn, Trung Quốc là nước có rất nhiều tỉnh, thành phố và đa dạng về dân tộc, văn hóa. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về các tỉnh, thành phố của Trung Quốc, cũng như nền văn hóa phong phú của đất nước này.

Trung Quốc là đất nước có diện tỉnh lớn thứ 4 trên thế giới. Do đó, quốc gia này có rất nhiều tỉnh, thành phố cũng như dân tộc cùng nhau sinh sống. Theo đó, số tỉnh thành phố của Trung Quốc sẽ được chia thành nhiều cấp bậc khác nhau để dễ dàng quản lý. Để tìm hiểu về đất nước rộng lớn này, hãy tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về các tỉnh, thành phố của Trung Quốc

Có diện tích lớn nhất châu Á, thứ 4 thế giới, Trung Quốc có tới 22 tỉnh với hơn 600 thành phố.

Trung Quốc là quốc gia rộng lớn nhất châu Á.

Trong khu vực châu Á, Trung Quốc là quốc gia có diện tích rộng lớn nhất. Trên toàn thế giới, đây là đất nước có diện tích xếp thứ 4. Cụ thể, Trung Quốc có tổng diện tích là 9,596,961 km2. Ngoài ra Trung Quốc còn đứng đầu thế giới về dân số và là quốc gia với nền kinh tế mới phát triển trên trên thế giới.

Với diện tích rộng lớn, Trung Quốc có tổng dân số đến gần 1.400.000.000 người. Đây là đất nước có dân số đông nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại.

Ads in post

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chia các thành phố thành các cấp bậc hành chính. Cụ thể là:

  • Thành phố tự trị
  • Thành phố cấp quận
  • Thành phố cấp tỉnh
  • Thành phố trực thuộc trung ương

Các thành phố trực thuộc trung ương của Trung Quốc phải đạt đủ các chỉ tiêu cao về mật độ dân số, sự phát triển về dân trí, kinh tế… Dưới đây là các thành phố trực thuộc trung ương của Trung Quốc:

  • Bắc Kinh (thủ đô)
  • Thượng Hải (thủ đô kinh tế)
  • Trùng Khánh (thành phố có diện tích lớn nhất và đông dân nhất)
  • Thiên Tân

Theo số liệu mới nhất, Trung Quốc có 22 tỉnh, 664 thành phố, 4 thành phố trực thuộc trung ương. Ngoài ra, Trung Quốc còn có 2 vùng lãnh thổ là Hồng Kông và Macao với 283 thành phố cấp tỉnh, 374 thành phố cấp huyện.

Bên cạnh đó, quốc gia rộng lớn này còn có 5 khu tự trị gồm:

  • Tân Cương
  • Quảng Tây
  • Nội Mông Cổ
  • Hồi Ninh Hạ
  • Tây Tạng

Cụ thể 22 tỉnh của Trung Quốc

An Huy Hà Nam Thiểm Tây
Phúc Kiến Hồ Bắc Sơn Đông
Cam Túc Hồ Nam Sơn Tây
Quảng Đông Giang Tô Tứ Xuyên
Quý Châu Giang Tây Vân Nam
Hải Nam Cát Lâm Chiết Giang
Hà Bắc Liêu Ninh Thanh Hải
Hắc Long Giang

>> Xem thêm: Mã số điện thoại và cách gọi điện thoại đến Trung Quốc

Danh sách các tỉnh VN giáp biên với Trung Quốc

Các địa phương của Trung Quốc tiếp giáp với đường biên giới này là tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.

Biên giới Việt Nam – Trung Quốc còn được gọi là biên giới phía Bắc ở Việt Nam. Những tỉnh dưới đây còn được gọi là các tỉnh biên giới phía Bắc, bao gồm 7 tỉnh:

Tên Tỉnh Độ dài đường biên giới (Km) Tỉnh bên phía Trung Quốc
Điện Biên 40,86 Vân Nam
Lai Châu 273 Vân Nam
Lào Cai 203 Vân Nam
Hà Giang 272 Vân Nam, Quảng Tây
Cao Bằng 333,40 Quảng Tây
Lạng Sơn 253 Quảng Tây
Quảng Ninh 118,82 Quảng Tây

Danh sách các cửa khẩu Việt Nam và Trung Quốc

Việt Nam có 7 tỉnh tiếp giáp Trung Quốc với 28 cửa khẩu

Tên Tỉnh Cửa khấu
Điện Biên
  • Cửa khẩu A Pa Chải
Lai Châu
  • Cửa khẩu Ma Lù Thàng
  • Cửa khẩu U Ma Tu Khoòng
Lào Cai
  • Cửa khẩu Mường Khương
  • Cửa khẩu Lào Cai
  • Cửa khẩu Bản Vược
Hà Giang
  • Cửa khẩu Săm Pun
  • Cửa khẩu Phó Bảng
  • Cửa khẩu Thanh Thủy
  • Cửa khẩu Xín Mần
Cao Bằng
  • Cửa khẩu Tà Lùng
  • Cửa khẩu Bí Hà
  • Cửa khẩu Lý Vạn
  • Cửa khẩu Pò Peo
  • Cửa khẩu Trà Lĩnh
  • Cửa khẩu Sóc Giang
Lạng Sơn
  • Cửa khẩu Hữu Nghị
  • Cửa khẩu Đồng Đăng
  • Cửa khẩu Chi Ma
  • Cửa khẩu Bình Nghi
  • Cửa khẩu Cốc Nam
  • Cửa khẩu Pò Nhùng
  • Cửa khẩu Co Sâu
  • Cửa khẩu Bản Chắt
  • Cửa khẩu Na Hình
Quảng Ninh
  • Cửa khẩu Móng Cái
  • Cửa khẩu Hoành Mô
  • Cửa khẩu Bắc Phong Sinh

Xem thêm: Trung quốc có bao nhiêu dân tộc và nét đặc sắc văn hóa của họ

Đặc trưng từng tỉnh thành của Trung Quốc

Vì lãnh thổ trải dài và rộng lớn, nhiều vùng có địa hình đồi núi hiểm trở, thành phố lớn phân chia không đồng đều khiến văn hóa Trung Quốc rất đa dạng. Theo đó, mỗi tình thành sẽ có những nét văn hóa, đặc trưng riêng biệt. 

Hồ Nam

Hồ Nam là tỉnh thuộc khu vực trung – nam của Trung Quốc. Tỉnh này có con sông Trường Giang nổi tiếng đã đi vào thi ca, sử học từ thời xa xưa của Trung Hoa.

Đây là tỉnh có rất nhiều địa điểm được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Trong đó phải kể đến như:

  • Nhạc Dương lầu ở Nhạc Dương
  • Chùa Nam Nhạc núi Hành Sơn
  • Huyện Tương Đàm là nơi Mao Trạch Đông sinh ra.

Trước đây, Hồ Nam phát triển dựa trên nông nghiệp là chủ yếu. Tuy nhiên, những năm gần đây, tỉnh này bắt đầu tăng cường các ngành như:

  • Sản xuất thép
  • Sản xuất máy móc
  • Sản xuất các thiết bị điện tử

Hắc Long Giang

Đây là tỉnh nằm phía đông bắc của Trung Quốc, cũng là cực bắc của quốc gia tỷ dân. Con sông Amur chính là đường biên giới phân chia giữa Trung Quốc và Nga. Hắc Long Giang có nghĩa là sông rồng đen.

Con sông tại tỉnh Hắc Long Giang.

Lịch sử hình thành của Hắc Long Giang gắn liền với nhiều triều đại phong kiến cổ xưa của Trung Quốc như:

  • Thời Tần, Hán, Tam Quốc
  • Lưỡng Tấn, Nam-Bắc triều
  • Thời Tùy, Đường
  • Bột Hải và Đông Đan
  • Thời Liêu, Kim và Nguyên

Vùng đông bắc nói chung, Hắc Long Giang nói riêng được xem là “trái tim công nghiệp” của Trung Quốc.

Hắc Long Giang cũng có rất nhiều địa danh du lịch nổi tiếng, cụ thể như:

  • Cáp Nhĩ Tân
  • Mẫu Đơn Giang
  • Ngũ Đại Liên Trì
  • Vùng biên giới Nga – Trung

Liêu Ninh

Liêu Ninh cũng là một tỉnh thuộc khu vực đông bắc của Trung Quốc. Đây là một trong những tỉnh thành còn tồn tại rất nhiều di tích lịch sử, công trình kiến trúc cổ kính từ thời phong kiến của Trung Quốc. Do đó, Liêu Ninh thu hút rất đông du khách mỗi năm.

Liêu Ninh là vùng kinh tế phát triển mạnh mẽ và bền vững nhất của khu vực đông bắc Trung Quốc. Có khí hậu ôn hòa, 4 mùa trong năm phân chia rõ rệt, tỉnh này có rất nhiều cảnh quan để khách du lịch khám phá.

Đến Liêu Ninh, bạn có thể ghé thăm các địa điểm như:

  • Thanh Vĩnh lăng tại Phủ Thuận
  • Phố cổ Triều Dương
  • Ga Lữ Thuận
  • Cầu hữu nghị Trung – Triều

Hà Nam

Hà Nam là tỉnh nằm ở miền trung của Trung Quốc. Với dân số hơn 100 triệu người, đây là một trong những tỉnh thành có dân số đông nhất Trung Quốc. Hà Nam còn được gọi là Trung Nguyên vì là vùng đất màu mỡ nằm ở giữa lãnh thổ Trung Quốc.

Tỉnh Hà Nam nằm trong khu vực kinh tế Trung Nguyên. Đây là vùng kinh tế trọng điểm và được quy hoạch cụ thể ở Trung Quốc. Chính vì vậy, kinh tế của tỉnh này phát triển vượt bật và nhận được rất nhiều nguồn đầu tư của Chính phủ Trung Quốc lẫn nước ngoài.

Hà Bắc

Đây là tỉnh nằm ở miền bắc Trung Quốc. Hà Bắc là “cái nôi” của dân tộc Trung vì đây là nơi xuất hiện người vượn đi đứng đầu tiên tại Trung Quốc. Bộ môn Binh kịch nổi tiếng của Trung Quốc cũng có nguồn gốc từ Hồ Bắc.

Về mặt kinh tế, tính theo số liệu mới nhất, chỉ số GDP của Hà Bắc xếp thứ 6 trong cả nước, khoảng gần 2,5 nghìn tỷ NDT.

Sơn Đông

Sơn Đông là tỉnh nằm ven biển Đông của Trung Quốc. Đây là nơi sinh ra và lớn lên của các Nhà nho giáo nổi tiếng của Trung Quốc như:

  • Khổng Tử
  • Mạnh Tử
  • Mặc Tử

Cũng như các nhà quân sự nổi tiếng như:

  • Tôn Tử
  • Tôn Tẫn
  • Ngô Khởi

Sơn Đông nổi tiếng với ngọn núi Thái Sơn với độ cao hơn 1.400 mét, điểm cao nhất là đỉnh Ngọc Hoàng.

Ngọn núi Thái Sơn nổi tiếng.

Sơn Tây

Sơn Tây nằm ở phía bắc Trung Quốc với địa hình đồi núi hiểm trở, trong năm thường xuyên xảy ra mưa lớn, rửa trôi, xói mòn. Bị ảnh hưởng bởi địa hình, khí hậu, nông nghiệp, công nghiệp của Sơn Tây phát triển rất chậm.

Tuy nhiên, với nhiều đồi núi, Sơn Tây là một trong những tỉnh có nguồn khoáng sản lớn và phong phú nhất của Trung Quốc.

Giang Tây

Giang Tây nằm ở phía đông nam Trung Quốc, có địa hình lòng chảo với 3 mặt bao quanh bởi núi cao.

Về kinh tế, chỉ số GDP của tỉnh này đứng thứ 16 toàn quốc, tính theo số liệu mới cập nhật. Giang Tây đứng đầu cả nước về sản xuất kim quất, cụ thể là tại vùng Toại Xuyên. Ngoài ra, tỉnh này còn trồng nhiều loại cây như:

  • Lúa
  • Bông
  • Cải dầu
  • Chè
  • Mao trúc
  • Thông sam

Hồ Bắc

Hồ Bắc là tỉnh thuộc miền trung của Trung Quốc, do đó, đây cũng là một trong những tỉnh của vùng kinh tế Trung Nguyên trọng điểm của quốc gia.

Nông nghiệp trồng trọt lúa mì, lúa nước và nuôi trồng thủy hải sản là những ngành đóng góp lớn vào nền kinh tế của Hồ Bắc.

Bên cạnh đó, công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng của Hồ Bắc cũng có những bước tiến nhất định, đáng kể nhất là Vũ Hán, Nghi Xương, Hoàng Thạch, Tương Dương và Thập Yển.

Thông tin: Thành phố Vũ Hán là thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, nơi bùng phát dịch cúm Corona, khoảng cách từ Vũ Hán đến Hà Nội khá là ngắn.

  • Vũ Hán cách Hà Nội khoảng 1598.44 km ( 991.03 dặm)
  • Trường hợp từ thành phố Hà Nội đến thành phố Vũ Hán thì khoảng 1603.08 Km

Quý Châu

Đây là tỉnh thuộc vùng tây nam Trung Quốc có nền kinh tế chậm phát triển, và thuộc những tỉnh nghèo nhất đất nước. Tuy nhiên, địa hình đồi núi lại mang đến cho Quý Châu nguồn khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên dồi dào và phong phú.

Quý Châu thu hút rất đông khách du lịch quốc tế vì cảnh quan thiên nhiên hùng vì và nhiều địa danh, thị trấn cổ lâu đời như:

  • Thành phố Quý Dương 
  • Làng Miêu
  • Làng Đông
  • Đường Trà-Ngựa
  • Thác Huangguosh

Vân Nam

Vân Nam được bình chọn là một trong những tỉnh thành đáng đến nhất của Trung Quốc với thành phố Côn Minh tuyệt đẹp và cổ kính. Vân Nam là tỉnh nằm ở vùng tây nam Trung Quốc với nhiều ngọn núi, con thác nổi tiếng.

Vân Nam là nơi “phát minh” ra món đậu hủ thối lừng danh của Trung Quốc.

Tứ Xuyên

Nhắc đến Tứ Xuyên, chắc hẳn mọi người đều nghĩ đến các món ăn cực cay, cực nồng. Ẩm thực Tứ Xuyên không chỉ nổi tiếng ở Trung mà còn rất được lòng du khách quốc tế.

Tứ Xuyên nổi tiếng với các món ăn siêu cay.

Đây là tỉnh nằm ở miền tây nam Trung Quốc. Địa hình đồi núi, Tứ Xuyên thường xuyên xảy ra các trận động đất.

Thanh Hải

Nằm tại vùng tây bắc Trung Quốc, Thanh Hải là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước, thuộc vùng cao nguyên Thanh – Tạng với nền văn hóa Tây Tạng nổi tiếng.

Thanh Hải là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống cùng nhau nhất của Trung Quốc, cụ thể gồm có 36 dân tộc. Chủ yếu là các dân tộc như:

  • Hán
  • Tạng
  • Hồi
  • Thổ
  • Tát Lạp
  • Mông Cổ
Người Mông Cổ là dân tộc sinh sống ở tỉnh Thành Hải.

Giang Tô

Đây là tỉnh nằm ở ven biển của Trung Quốc. Truyền thống, Giang Tô chủ yếu phát triển về công nghiệp nhẹ như dệt may, thực phẩm. Những năm gần đâ, Giang Tô cũng đẩy mạnh các ngành công nghiệp nặng về hóa chất và vật liệu xây dựng.

Giang Tô là một trong những tỉnh trọng điểm về du lịch của Trung Quốc, nổi tiếng với các địa điểm như:

  • Hồ Vân Long
  • Hồ Thiên Mục
  • Chung Sơn
  • Hoa Quả Sơn
  • Kim Sơn tự
  • Linh Sơn Đại Phật

An Huy

An Huy là tỉnh nằm ở vùng đông nan của Trung Quốc. Tỉnh này có lịch sử hình thành rất lâu đời, lên đến gần 2000 năm. Với nhiều công trình kiến trúc cổ độc đáo, cùng cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt, An Huy là tỉnh thu hút nhiều khách du lịch nhất tại vùng đông nam Trung Quốc với các điểm như:

  • Núi Hoàng Sơn
  • Cửu Trại Câu
  • Làng cổ Xidi
  • Quận Shexian
  • Núi Tianzhu

Cam Túc

Cam Túc là tỉnh nằm về phía tây bắc của Trung Quốc. Tỉnh này nằm giữa Thanh Hải, Nội Mông và Cao nguyên Hoàng Thổ, giáp với Mông Cổ.

Cam Túc nổi tiếng với nhiều món ăn chế biến từ nguyên liệu đặc trưng vùng miền như lúa mì, lúa mạch, kê, đậu và khoai lang. Ở Cam Túc có một số vùng theo đạo Hồi, văn hóa ở đây vô cùng phong phú và đa dạng.

Ngoài ra, đây cũng là một trong những điểm dừng của con đường tơ lụa nổi tiếng khắp năm châu.

Hải Nam

Hải Nam chính là cực đông của Trung Quốc. Về phía tây, ngoài biển Đông là đảo Hải Nam, thuộc đại phận quản lý của tỉnh Hải Nam. Hải Nam là tỉnh tách ra từ Quảng Đông vào năm 1988.

Người Lê là các cư dân ban đầu tại Hải Nam. Họ được cho là hậu duệ của các bộ lạc Bách Việt tại Trung Quốc.

Vì nằm giáp biển Đông, một vùng của Thái Bình Dương, Hải Nam là vùng địa lý chính trị, quân sự trọng điểm của Trung Quốc.

Chiết Giang

Chiết Giang cũng là tỉnh nằm ven biển Đông, do đó, có vị thế quân sự quan trọng đối với quốc gia. Chiết Giang là một trong những tỉnh thành có nhiều trường đại học danh tiếng nhất của Trung Quốc, cụ thể như:

  • Đại học Chiết Giang
  • Học viện Mỹ thuật Trung Quốc
  • Đại học Công nghiệp Chiết Giang
  • Đại học Sư phạm Chiết Giang
  • Đại học Ninh Ba

Phúc Kiến

Đây cũng là tỉnh nằm ven biển Đông nhưng chệch về hướng đông nam của lãnh thổ Trung Quốc. Phúc Kiến là tỉnh vẫn giữ được rất nhiều di sản, công trình kiến trúc cổ của Trung Quốc, điển hình là Hạ Môn và Tuyền Châu.

Quảng Đông

Cùng với Hải Nam, Phúc Kiến, Triết Giang thì Quảng Đông cũng là tỉnh ven biển đông của Trung Quốc. Đây là một trong những tỉnh có dân số đông nhất của Trung Quốc.

Vào năm 1978, Quảng Đông là tỉnh có nền kinh tế nghèo nàn, thế nhưng, đến nay, đây là tỉnh thành có chỉ số GDP phát triển mạnh mẽ nhất ở Trung Quốc.

Trên đây là các tỉnh của Trung Quốc, cũng như sơ lược về văn hóa, ẩm thực, nghệ thuật của quốc gia rộng lớn và có bề dày lịch sử lên đến hàng ngàn năm này.

Xem thêm

Bài viết liên quan

Back to top button
Close