Đất nước con người

Những điều thú vị về văn hóa của người Trung Quốc

Văn hóa Trung Quốc: Độc đáo và lâu đời

Là một trong những quốc gia có lịch sử hình thành lâu đời nhất trên thế giới, nền văn hóa của Trung Quốc vô cùng đa dạng, thậm chí được nhận xét là phức tạp. Tuy nhiên, với bề dày lịch sử hình thành, Trung Quốc cống hiến cho nhân loại những tinh hoa văn hóa độc đáo tồn tại cho đến ngày nay. Hãy cùng VinEdu khám phá những nét độc đáo trong văn hóa của Trung Quốc.

Có thể nói, Trung Hoa chứng kiến mọi thay đổi trong quá trình hình thành của nhân loại vì đây là quốc gia đã hình thành từ hàng ngàn năm trước. Để hiểu rõ hơn về nền văn hóa Trung Quốc có bề dày lịch sử lên đến hàng trăm thế kỷ này, hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Đặc điểm nổi bật của văn hóa Trung Quốc

Văn hóa chính là điều tạo nên đặc trưng của một đất nước. Với Trung Quốc, nền văn hóa mang có sức ảnh hưởng đến cả châu Á. Do đó, những đặc điểm văn hóa của quốc gia này được xem như tinh hóa của nhân loại.

Nền văn hóa Trung Quốc vô cùng đa dạng, độc đáo.

Văn hóa chào hỏi nhiều quy tắc

Đối với người Trung, chào hỏi thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với người khác. Đồng thời, họ dùng cách chào hỏi để đánh giá xem người đó có học thức, nhân cách hay không. Có thể nói rằng, giao tiếp, chào hỏi trong văn hóa Trung Hoa rất nhiều quy tắc cần phải tuân thủ.

Thật ra, không riêng gì Trung Quốc mà nền văn hóa phương Đông nói chung vốn rất coi trọng lễ nghi, phép tắc. Bởi thế, trong dân gian mới có câu “lời chào mở đầu câu chuyện”.

Ads in post
Văn hóa giao tiếp của người Trung Hoa có rất nhiều quy tắc.

Đối với người Trung Quốc, khi bắt gặp một ai đó, bạn phải đứng dậy và bắt đầu chào hỏi từ những người lớn tuổi, có địa vị, vai vế cao trước. Sau đó, bạn sẽ phải chào đến những người khác, cuối cùng đó là phụ nữ.

Bên cạnh lời chào, bắt tay cũng là một cách chào hỏi của người Trung. Tuy nhiên, khi bắt tay, bạn không nên nắm chặt mà hãy thật nhẹ nhàng, buông lỏng tự nhiên. Khi bắt tay với người lớn, nên cúi nhẹ người, dùng hai tay kính cẩn.

Quà tặng – Nghệ thuật giao tiếp Trung Hoa

Người Trung Hoa rất thích được tặng quà, những món quà thể hiện được sự hiệu biết của người tặng đối với họ. Do đó, tùy thuộc vào mỗi người mà bạn có thể tặng hoa quả, bánh trái, tranh ảnh, rượu hay những món quà đắt giá hơn.

Tuy nhiên, đa phần người Trung rất ưa chuộng các món quà liên quan đến phong thủy, tài vận, may mắn. Đặc biệt, bạn tuyệt đối không nên tặng đồng hồ cho lần gặp gỡ đầu tiên, đối tác. Trong tiếng Trung, “tặng đồng hồ” có phát âm na ná với “đi dự đám tang”.

Văn hóa giao tiếp trên bàn ăn

Trên bàn ăn của người Trung Quốc, người lớn tuổi nhất là người ăn đầu tiên.

Trung Quốc là một quốc gia rất khắt khe trong việc giao tiếp, ngay cả trong việc ăn uống.

Một điều mà người Trung Hoa rất kỵ trong lúc ăn uống chính là gõ đũa, va đũa, muỗng lên chén tạo ra tiếng động. Người Trung quan niệm, chỉ có những người ăn xin mới làm hành động này để gây chú ý. Làm điều này trong bữa cơm sẽ mang đến những điều không hay cho gia đình, cũng như việc làm ăn không hanh thông.

Bên cạnh đó, người Trung Hoa cũng không bao giờ cắm đũa thẳng lên bắt cơm. Đây là điều tối kỵ trong văn hóa ăn uống của người Trung Quốc vì họ nghĩ sẽ mang đến điềm xui.

Với người Trung Hoa, thứ tự ngồi phải phù hợp với thứ bậc, vai vế của mỗi người. Trong bữa cơm, người lớn tuổi nhất hoặc có vai vế lớn nhất sẽ cầm đũa khai tiệc đầu tiên. Sau đó, những người còn lại mới được phép dùng bữa.

Về việc rót rượu, bia, bạn không được chủ động rót cho bản thân mà phải bắt đầu từ người lớn trước. Khi rót phải rót đầy, nhẹ nhàng, tránh để rượu, bia bắn ra ngoài.

Đặc biệt, nếu là gia chủ, bạn nên chủ động gắp thức ăn cho các vị khách và thường xuyên mời khách trên bàn tiệc thưởng thức để tạo không khí vui vẻ, hòa đồng.

Trên bàn tiệc, các món ăn được đặt trong chiếc đĩa lớn ở giữa bàn. Khi ăn, mọi người sẽ lấy thức ăn ra để thưởng thức.

Khi ở nhà hàng, các món ăn được đặt trên bàn tròn lớn có thể xoay được. Như vậy, mọi người có thể xoay thức ăn đến chỗ của mình để lấy.

Trung Hoa cũng chính là nơi phát minh ra đôi đũa dùng trong khi ăn. Nhà triết học vĩ đại người Trung Hoa tên là Confucius (551-479 trước Công nguyên) chính là người truyền bá mạnh mẽ việc dùng đũa ở Trung Quốc.

Theo Confucius, các dụng cụ dùng để giết mổ, có khả năng sát thương nên bị cấm sử dụng trên bàn ăn. Đây là lý do vì sau dao không được dùng trên bàn ăn của người Trung, đồng thời các món ăn luôn được cắt, thái ra sẵn.

Văn hóa ẩm thực của người Trung Hoa

Ẩm thực Trung Hoa nổi tiếng với sự cầu kỳ, phong phú từ cách chế biến đến việc sử dụng nguyên liệu. Các món ăn của Trung Quốc nổi tiếng trên khắp thế giới về hương vị lẫn hình thức. Trong đó phải kể đến Dim Sum. Đây vốn là món ăn của người Quảng Đông.

Hầu hết các món Dim Sum được chế biến theo phương pháp hấp, một số ít được chiên hay om.

Người Trung Hoa rất thích uống trà. Họ luôn uống trà trong suốt các bữa ăn để cân bằng lại khẩu vị trước khi chuyển sang món khác.

Mừng thọ – Nghi lễ đặc trưng trong văn hóa Trung Hoa

Lễ mừng thọ là một ngày cực kỳ trọng đại của người Trung Hoa.

Rất dễ dàng để nhận thấy, văn hóa của người Trung Quốc xoay quanh quy tắc “Kính lão đắc thọ”, “Kính trên nhường dưới”. Cũng chính bởi điều này mà ở Trung Hoa có một tập tục là lễ mừng thọ.

Những bậc trưởng lão trong nhà khi bước qua độ tuổi 60, mỗi năm sẽ được tổ chức ngày lễ mừng thọ vào đúng sinh nhật. Lễ mừng thọ rất trọng đại đối với người Trung Hoa, do đó, được tổ chức vô cùng long trọng.

Buổi tiệc cũng là dịp để người thân, con cháu, họ hàng trong gia đình họp mặt, sum vầy bên bữa cơm ấm cúng. Trong bữa tiệc, các bậc hậu bối sẽ gửi tặng quà cũng những lời chúc tốt đẹp đến với chủ nhân của bữa tiệc.

Đây là một trong những phong tục, lễ nghi quan trọng ở Trung Quốc.

Trang phục truyền thống

Xường xám là trang phục truyền thống của Trung Quốc.

Nếu Việt Nam có Áo Dài thì Trung Quốc có Xường Xám. Đây là trang phục truyền thống của phụ nữ Trung Hoa. Xường Xám là một trong những kiểu trang phục truyền thống gợi cảm và tôn lên vẻ đẹp của phụ nữ nhất trên thế giới.

Xường xám thường được may bằng lụa nên mang đến sự mềm mại, uyển chuyển và cực kỳ quyến rũ cho người mặc.

Tập tục trong ngày Lễ – Tết

Tương tự như những quốc gia phương Đông khác, ngày Lễ, Tết, đầu năm của Trung Quốc cũng có rất nhiều tập tục, lễ nghi và cấm kỵ.

Dịp cuối năm, khi Tết đã cận kề, người Hoa sẽ dọn dẹp nhà cửa, vật dụng thật tươm tất với quan niệm để mang may mắn, tốt lành đến cho gia môn. Theo đó, họ sẽ dùng nước ngâm lá bưởi để rửa những vật dùng buôn bán, lau bàn thờ, rửa những vật quan trọng trong nhà.

Trong dân gian Trung Hoa, lá bưởi có thể tẩy trần, giải trừ những điều xui xẻo, không may mắn, đem lại phước lộc tiền tài cho gia đình bình yên, làm ăn tấn tới.

Giống như người Việt, người Hoa cũng kiêng quét nhà trong 3 ngày đầu năm mới. Trong trường hợp bắt buộc phải vệ sinh nhà cửa trong 3 ngày này, họ sẽ để dưới đất 1 bao lì xì, 1 trái quýt trước, sau khi đã sạch sẽ lượm lên.

Nghệ thuật đàm phán

Tương tự như ở Việt Nam, ở Trung Quốc, “bàn nhậu” là một nơi đàm phán hiệu quả. Các cuộc đàm phán thường được là các buổi tiệc rượu kéo dài, cuộc trò chuyện mấu chốt chỉ nằm ở phía cuối buổi tiệc.

Giữ thái độ hòa nhã, không nóng vội và hãy giữ vững lập trường là những yếu tố mấu chốt dẫn đến cuộc đàm phán thành công.

Tinh hoa văn hóa Trung Hoa đặc sắc

Với lịch sử hình thành lâu đời, nền văn hóa Trung Hoa đóng góp cho nhân loại rất nhiều loại hình nghệ thuật, tinh hoa y học, văn học… to lớn.

Kinh dịch

Đây là kết tinh của trí huệ và văn hóa Trung Hoa có lịch sử lên đến 5000 năm. Kinh dịch cũng là ngọn nguồn của triết học.

Đạo đức kinh

Đạo Đức Kinh là tác phẩm triết học hoàn chỉnh đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa và cũng là nguồn gốc quan trọng của tư tưởng  triết học của Đạo gia. “Đạo Đức Kinh”, “Kinh Dịch” và “Luận Ngữ” được xưng là ba bộ tư tưởng có ảnh hưởng sâu xa nhất của Trung Hoa.

Trung Y

Trung y hay Hán Y là nền y học truyền thống của Trung Hoa. Nền tảng lý luận và cội nguồn của Trung y là “Hoàng Đế nội kinh”. Đây là bộ lý luận kinh điển nhất của Trung Hoa.

Bên cạnh đó, Y học Trung Hoa có một người có đóng góp lớn trong nền Y học quốc tế là “Thần y” Hoa Đà.

Thần y Hoa Đà.

Tơ lụa

“Con đường tơ lụa” nổi tiếng trong lịch sử có bắt nguồn bởi Trung Hoa. Đây là đất nước phát hiện ra tơ lụa sớm nhất trên thế giới. Người phát minh ra tơ lụa là Luy Tổ – Vợ của Thủy tổ Hiên Viên Hoàng Đế. Bà được xưng là “Nhân văn nữ tổ”.

Kỹ thuật chế biến trà

Nghệ thuật chế biến trà Trung Quốc.

Uống trà, trồng trà và chế biến trà đều có nguồn gốc từ Trung Hoa. Trong sử sách ghi chép, vào thời đại Thần Nông cách đây 7000 năm, người Trung Quốc đã phát hiện ra lá trà. Hơn nữa, người Trung Quốc cũng phát hiện ra lá trà có tác dụng làm thuốc.

Kỹ nghệ chế tác đồ sứ

Đồ gốm sứ cũng được người Trung Hoa phát minh. Quốc gia này còn được mệnh danh là “Đất nước đồ sứ”.

Kỹ thuật chế tác đồ sứ của Trung Hoa sau đó được truyền bá rộng ra các nước. Điều này đóng góp rất lớn đối với nền nghệ thuật gốm sứ thế giới, đồng thời cũng truyền bá văn hóa Trung Quốc ra toàn cầu.

Tranh cổ Trung Hoa

Đây là hình thức hội họa truyền thống của người dân tộc Hán. Tranh Trung Hoa chỉ dùng bút lông chấm nước, mực vẽ tranh trên lụa hoặc giấy.

Loại tranh này được gọi là “Trung Quốc Họa”, gọi tắt là “Quốc Họa”. Đặc biệt, đa phần các bức Quốc Họa đều được đề thơ, câu đố.

Thư pháp

Nghệ thuật thư pháp Trung Quốc.

Nghệ thuật viết chữ Thư Pháp cũng có nguồn gốc từ Trung Hoa. Đây là một loại hình viết chữ độc đáo, đầy tính sáng tạo cá nhân. Nghệ thuật này dần dần phát triển, lan rộng ra khắp châu Á, trong đó có Việt Nam.

Nhạc cụ dân tộc

Người Trung Hoa có ngọc cầm, thất nguyệt cầm là những loại nhạc cụ cổ nhất của Trung Hoa, cũng như nhân loại. Các loại nhạc này có lịch sử hơn 4000 năm.

Cờ vây

 “Nghiêu Đế”, một trong “Ngũ đế” là người đã phát minh ra cờ vay. Cho đến nay, sau hơn 4000 năm lịch sử, cờ vay vẫn là bộ môn đầy tính học thuật, trí thông minh.

Bút, mực, giấy, nghiên

Đây là 4 loại dụng cụ dùng trong văn phòng được người Hoa phát minh ra vẫn được sử dụng cho đến ngày hôm nay. Chỉ trừ nghiên, vật dụng này được dùng nhiều trong việc vẽ tranh, viết thư pháp.

Đạo giáo

Đạo giáo là một trong những yếu tố quan trọng có tầm ảnh hưởng lớn và chi phối nền văn hóa Trung Hoa. Loại hình này xuất hiện vào thời kỳ Đông Hán, Trung Quốc, có lịch sử gần 2000 năm.

Đạo giáo tôn người sáng lâp, Lão Tử là thủy tổ, hay cũng gọi là “Thái Thượng lão quân”.

Kiến trúc Trung Hoa

Kiến trúc Lâm viên có nguyên tắc là xây nhà xung quanh và sân ở giữa. Đây là lối kiến trúc truyền thống từ thời xa xưa của người Trung Quốc, có nguồn gốc từ dân tộc Hán. Lối kiến trúc Lâm viên này được thế giới tôn xưng là di sản văn hóa quan trọng.

Võ thuật

Trung Hoa là một trong những cái nôi của võ thuật thế giới. Võ thuật cổ truyền của Trung Hoa có rất nhiều loại, nổi tiếng có: Thiếu lâm, Thái cực quyền, Túy quyền…

Châm cứu

Châm cứu chữa bệnh mang đến hiệu quả cao.

Đây là một nhánh trong nền y học Trung Hoa, tuy nhiên vì những lợi ích to lớn mà nó mang lại, châm cứu được xem là di sản quý giá của khoa học truyền thống và văn hóa dân tộc Hán, cũng như thế giới.

Côn kịch

Côn kịch còn được gọi là côn khúc. Tên gốc của loại nghệ thuật truyền thống này là “Côn sơ khang”, gọi tắt là Côn khúc (Tuồng Côn sơn).

Côn kịch là điệu hát trong hí khúc có nguồn gốc từ tỉnh Giang Tô, Côn Sơn, Trung Quốc vào thời nhà Nguyên. Loại hình nghệ thuật này đã hình thành hơn 650 năm.

Câu đối, đố khèn, khúc thủy lưu thương

 “Khúc thủy lưu thương” là một loại trò chơi hình thành từ thời Trung Hoa cổ đại mấy ngàn năm trước. Theo tập tục Trung Hoa, cứ đến tháng 3 âm lịch, sau khi mọi người cử hành lễ “Phất lễ”, nghi thức tẩy rửa những thứ bẩn thỉu xong, người ta bắt đầu đến ngồi ở hai bên bờ suối, đặt chén rượu trên mặt nước, nó trôi đến trước mặt ai thì người ấy ngẫu hứng làm thơ. Sau khi làm thơ xong thì lấy chén rượu đó lên và uống cạn.

Chính buổi lễ này mà hình thành nên thể loại câu đối, đố khèn qua lại.

Trên đây chính là những tinh hoa văn hóa của Trung Quốc, cũng như những nét đặc trưng trong văn hóa giao tiếp, ứng xử, ăn uống… của đất nước này. Có thể nói rằng, đây cũng chỉ là những nét đặc trưng vì văn hóa Trung Hoa cực kỳ đa dạng, phụ thuộc vào vùng miền vì Trung Quốc có lịch sử lên đến hàng ngàn năm, cộng thêm là quốc gia đa dân tộc và có lãnh thổ rộng lớn.

Xem thêm

Bài viết liên quan

Back to top button
Close